Những triệu chứng cảm cúm ở trẻ mà các mẹ cần nhanh chóng phát hiện.

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sẽ xuất hiện nhanh chóng và dữ dội vì ở trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các virus cúm xâm nhập. Các Mẹ không nên xem thường tình trạng này mà hãy nhanh chóng theo dõi những triệu chứng cảm cúm ở trẻ, để kịp thời ngăn ngừa và chăm sóc tốt sức khỏe cho các bé nhà mình. 

Cảm cúm là gì? Dựa vào triệu chứng cảm cúm ở trẻ phân biệt các loại cúm

trieu-chung-cam-cum-o-tre
virus gây cảm cúm

Cảm cúm là bệnh gì?

Cảm cúm thường do virus gây ra, tên khoa học gọi là Influenza. Khi nhiễm sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp và có khả năng phát tán rộng, lây lan nhanh. Đối tượng thường mắc bệnh cảm cúm thường là người đang mang bệnh lý mãn tính, lớn tuổi và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (chiếm đến 20 – 30%). Có nhiều khả năng cảm cúm sẽ tự hết tuy nhiên đối với trẻ nhỏ vẫn sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Vì thế các Mẹ phải phát hiện những triệu chứng cảm cúm ở trẻ để phòng tránh kịp thời. 

Có những loại cúm nào? Các triệu chứng của bệnh cảm cúm A,B,C

Có tới 4 loại virus cúm là A, B, C và D. Virus cúm A,B,C phổ biến và gây các bệnh cúm hàng năm. Virus cúm D chủ yếu ở gia súc và không thể lây nhiễm cho người. 

  • Cúm A, có các kháng nguyên H (Hemagglutinin) và N (Neuraminidase). Không những chỉ lây lan ở người chúng còn có khả năng lây cho các loài động vật khác. Theo thống kê,có khoảng 75% ca nhiễm cúm đều liên quan đến virus cúm A. Cúm A thường gây ra các chủng H1N1, H2N2, H3N2 vô cùng nguy hiểm đã có các đợt dịch lớn và gây ra tử vong.

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm A thường là: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi và đau họng. Triệu chứng cảm cúm ở trẻ sẽ sốt cao liên tục trong khoảng 39 – 40 độ C, quấy khóc và kém ăn.

  • Cúm B, có đặc tính kháng nguyên từ glycoproteinhemagglutinin. Chúng lây bệnh từ người sang người, không có khả năng lây qua động vật như cúm A và không gây đại dịch. Cúm B thường sẽ chiếm 25% ca nhiễm cúm mùa mỗi năm có triệu chứng tuy nghiêm trọng nhưng khi ta không phát hiện kịp thời cũng gây hại đến sức khoẻ.

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm B thường là: sốt cao kèm với gai rét, ớn lạnh, đau người, đau đầu, uể oải. Triệu chứng cảm cúm ở trẻ sẽ ho nhiều tuy nhiên cơn ho ngắn và hầu như không có đờm. Bên cạnh đó có thể trẻ thường sốt cao từ 38 – 39 độ C, lười ăn, uể oải, đau đầu, tiểu tiện ít.  Trong trường hợp nặng hơn trẻ sẽ bị viêm họng, hiện hạch ở cổ.

  • Cúm C, (ICV) là 1 loài có trong chi Influenza C Virus, thuộc họ Orthomyxoviridae. Virus cúm C tuy không như 2 cúm A, B gây bệnh nhiều trong mùa hàng năm nhưng cũng cần phải lưu ý. Các triệu chứng ở cúm C đơn giản và nhẹ hoặc không có triệu chứng. 
  • Cúm D, chỉ gây bệnh trên động vật, không ảnh hưởng, gây bệnh đến sức khỏe con người.

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm ở trẻ

Virus cúm gây nên nhiễm trùng đường hô hấp và xảy ra trong các mùa hàng năm. Trẻ em dưới 3 tuổi sẽ dễ dàng bị lây nhiễm hơn vì cơ thể chưa hoàn thiện, các hệ miễn dịch còn quá yếu kém. Các nguyên nhân lây cảm cúm ở trẻ thường là lây trực tiếp từ người khác nếu tiếp xúc nói chuyện, ôm hôn trẻ hoặc khi người bị cúm ho, hắc xì làm phát tán virus thông qua giọt bắn. Có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật, môi trường xung quanh khi có người bị cảm cúm sống phát tán ra dịch chứa virus cúm làm xuất hiện những triệu chứng cảm cúm ở trẻ.

Từ khi ủ bệnh và có triệu chứng của bệnh cảm cúm, trẻ thường sẽ bị lâu hơn so với người lớn và có những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi vì sức đề kháng không mạnh và bảo vệ được bé

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ thường xảy ra các mẹ cần biết 

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ dễ bị nhầm với cảm lạnh thông thường vì nó khá giống nhau. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh cảm cúm nghiêm trọng hơn. Hầu hết các trường hợp của cảm lạnh sẽ đều tương đối nhẹ và các mẹ có thể kiểm soát tại nhà, và trẻ nhanh chóng hết bệnh. Còn trẻ sau khi có các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ nặng hơn, có khả năng gây ra những biến chứng cực nghiêm trọng và nguy hiểm.

Các mẹ cần phải tìm hiểu và phân biệt được những triệu chứng của cảm lạnh thông thường và triệu chứng cảm cúm ở trẻ để có biện pháp phòng tránh và chăm sóc đúng với từng loại để trẻ nhanh chóng hết bệnh. 

Khi trẻ cảm lạnh các triệu chứng xuất hiện dần dần không dữ dội, có thể sốt hoặc không nếu có nhiệt độ không quá cao. Kèm theo đó là sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đỏ mắt và có gỉ mắt nhiều. Các mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, kèm với các biện pháp dân gian như chườm nóng, chường lạnh, vệ sinh mũi, miệng bằng nước muối sinh lí và hạn chế cho trẻ ra ngoài trời thì cảm lạnh thông thường sẽ nhanh chóng giảm đáng kể. Không giống với cảm lạnh, các triệu chứng cảm cúm ở trẻ thông thường sẽ xuất hiện đột ngột, dữ dội  như sốt cao và có kèm theo các triệu chứng khác như ho, đau cổ họng, cảm giác gai ốc ớn lạnh, sổ mũi nặng hoặc nghẹt mũi kèm với hắt hơi, uể oải, đau nhức người và tiêu chảy

trieu-chung-cam-cum-o-tre
Triệu chứng sốt ở trẻ khi bị bênh cảm cúm
    • Sốt cao: triệu chứng của bệnh cúm sẽ khiến đa số trẻ bị sốt đột ngột từ 37,8 ° C trở lên và kéo dài.
    • Viêm đường hô hấp trên: các bé bị ho hoặc ho khan, ho long đờm. Có thể nghẹt mũi, nói rò rè, ngủ ngáy. Các trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thường xuyên quấy khóc, thở hổn hển do tắc mũi.
    • Sổ mũi: nếu không được vệ sinh, các bé có dịch đục, màu xanh hoặc vàng.
    • Các triệu chứng khác của bệnh cảm cúm còn thường xuyên đau đầu, đau mỏi người, đau nhức cơ bắp.
    • Biếng ăn: bé chán ăn do thay đổi khẩu vị và thường sợ mùi thức ăn, có cảm giác buồn nôn. Kèm với sự đau cổ họng, khô cổ, không nuốt được thức ăn sinh ra biếng ăn.
    • Mất nước suy nhược cơ thể: bé hay nôn mửa và tiêu chảy cũng là triệu chứng cảm cúm ở trẻ thường có.

Các triệu chứng bệnh cảm cúm ở trẻ hay triệu chứng của cảm lạnh cũng tương tự và giống với triệu chứng của các bệnh đường hô hấp khác, như COVID-19, do virus SARS-CoV-2 gây nên. 

Chăm sóc trẻ đúng cách khi có triệu chứng bệnh cúm

Nói chung, các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ nặng hơn cảm lạnh thông thường do thời tiết. Nhưng nếu để muôn chắc chắn hơn các mẹ có thể đưa trẻ đi xét nghiệm, các bác sĩ, trung tâm y tế sẽ chuẩn đáng chính xác. Nếu trong thời gian bạn còn bận rộn chưa có thể đưa trẻ đi khám, có thể tham khảo các cách bảo vệ, chăm sóc trẻ theo sau:

Biện pháp cách ly tạm thời

Khi bé nhiễm bệnh, các con virus làm bé giảm đi sức đề kháng, để tránh thêm bé bị viêm nhiễm và đề phòng trẻ lây nhiễm cho người khác, các Mẹ nên áp dụng biện pháp cách ly tạm thời, hạn chế đưa bé ra khỏi phòng khi không cần thiết, khi ra ngoài cần phải đeo khẩu trang. Bên cạnh đó giảm thiểu người khác vào thăm hỏi, tiếp xúc, nói chuyện thân mật với trẻ Người chăm sóc cần phải đeo khẩu trang. 

Giữ ấm cơ thể bé bằng sản phẩm tinh dầu tràm Mệ Đoan

trieu-chung-cam-cum-o-tre
Tinh dầu tràm Mệ Đoan

Bởi vì trẻ chưa có sự hoàn thiện về mặt thể chất cũng như hệ miễn dịch. Các Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi nhiệt độ để chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ hỗ trợ. Những thứ này cần thiết để giữ ấm cho bé sơ sinh vào mùa đông lạnh. 

Các Mẹ có thể tham khảo tinh dầu tràm nhà Mệ Đoan để có những cách giữ ấm cho trẻ đơn giản như sau:

  • Pha tinh dầu vào nước ấm lúc tắm cho bé: tinh dầu tràm có công dụng giữ ấm, hạn chế được những bệnh về cảm lạnh, sổ mũi, ho vì nó có khả năng kháng khuẩn cực tốt bởi hoạt chất α-Terpineol.  tinh dầu tràm có thể ức chế sự phát triển của virus, tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm cơ thể và giúp giảm bảo vệ bé hiệu quả. Với khả năng ức chế vi rút cúm H5N1, H1N1 bởi hoạt chất α-Terpineol, tinh dầu tràm luôn được tin tưởng và sử dụng để bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh trong y tế. Khi sử dụng tinh dầu tràm các Mẹ chỉ cần nhỏ 5 – 7 giọt sẽ giúp các bé bảo vệ được cơ thể cũng như giữ ấm được cho trẻ sơ sinh. 
  • Lựa chọn trang phục phù hợp và bôi tinh dầu tràm Mệ Đoan lên đồ trẻ: Các mẹ cần lưu ý độ dày, chất liệu, cũng như size trang phục để phù hợp nhất cho trẻ. Tìm kiếm những bộ đồ dành trẻ sơ sinh mềm mại để giúp bé thoải mái khi mặc. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé của mình nhé! Và sử dụng tinh dầu tràm nhà Mệ Đoan để nhỏ vào khăn, gối và đồ mặc của bé. 
  • Sử dụng tinh dầu tràm để mát xa bé: Hoạt chất cineol trong tinh dầu tràm sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu. Để giúp bé đỡ quấy rối và khó chịu, các Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào tay và xoa bóp ở bàn chân, cánh tay và vai cho bé. Cách sử dụng này cũng giúp bé giảm ho nhanh chóng. 

Lưu ý, khi xoa bóp và tắm cho trẻ tránh thoa tinh dầu lên bàn tay trẻ, phòng trường hợp bé đưa tay lên mắt và miệng.

 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Lựa chọn cho trẻ các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, cháo bột, sữa và cần uống nhiều nước ấm. Chia nhỏ bữa ăn, 1 ngày có thể cho bé ăn nhiều lần. Bổ sung những loại thức ăn có nhiều vitamin C, các loại nước hoa quả. Giúp bé giảm nhanh các triệu chứng bệnh cảm cúm..

Cách phòng cảm cúm

Giữ vệ sinh cá nhân

Các Mẹ phải giữ vệ sinh cho trẻ tuyệt đối vì hệ miễn dịch của trẻ còn quá kém, không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi những loại virus lây lan và gây hại. Vệ sinh các vật dụng xung quanh bé hàng ngày như chén, bát sạch cần tiệt trùng. Các thau chậu, bô và đồ chơi trẻ cũng phải sạch sẽ. Vệ sinh thân thể bé hàng ngày, rửa tay và chân bé bằng nước ấm trước và sau khi ăn. Vệ sinh mũi và họng đều đặn hằng ngày bằng nước muối sinh lý

Giữ vệ sinh môi trường xung quanh

trieu-chung-cam-cum-o-tre
Tinh dầu sả chanh Mệ Đoan

Không chỉ giữ vệ sinh cá nhân mà còn môi trường và không khí xung quanh bạn cũng cần giữ sạch sẽ, vệ sinh nhà ở tránh nấm mốc, tránh các ao tù nước đọng để giúp nơi ở thoáng đãng, thỏa mái. Các bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu kết hợp với tinh dầu sả chanh nhà Mệ Đoan để lọc không khí, giúp không khí xung quanh bạn dễ chịu. Tinh dầu sả chanh có tính chất chống nấm và khử trùng và làm sạch không khí hiệu quả.

Không những vậy, tinh dầu sả chanh còn giúp xua đuổi muỗi và côn trùng, các Mẹ có thể dùng với máy xông hoặc xịt trực tiếp tinh dầu vào không khí dễ dàng, tiện lợi. 

Tiêm vắc xin

Đây là biện pháp mà các Mẹ nên chủ động, có hiệu quả hơn hết giúp trẻ hạn chế bị cảm cúm và giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Tiêm phòng cúm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng cho đến 8 tuổi.  Các loại virus cảm cúm biến đổi nhanh chóng từng năm, nên các mẹ cần tiêm nhắc lại hàng năm.

trieu-chung-cam-cum-o-tre
Tiêm vắc xin ngăn ngừa cảm cúm cho trẻ

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, khi tiêm phòng vắc xin sẽ giảm 60% bệnh liên quan đến cảm cúm, giảm được tỷ lệ tử vong do bệnh lên đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% – 90%. Trong thực tế, bệnh cúm vẫn xuất hiện vì vắc xin không bảo vệ tuyệt đối. Nhưng sẽ giảm được rất nhiều chỉ ở thể nhẹ, giảm những biến chứng nguy hiểm.

Tăng cường miễn dịch cho các bé

Hệ miễn cũng vô cùng quan trọng đối với các bé. Những trẻ ít bị nhiễm virus cúm có hệ miễn dịch tốt, các triệu chứng bệnh cảm cúm cũng nhẹ hơn và thời gian hết bệnh cũng nhanh hơn, đa số sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế việc bổ sung và tăng cường miễn dịch cho bé là một sự cần thiết. 

Thông tin liên hệ

Email: cskh.so@medoan.vn

Trang web: medoan.vn

Fanpage: Dược liệu thiên nhiên Mệ Đoan.