Tinh dầu tràm có tác dụng gì là thắc mắc của rất nhiều người mới bắt đầu sử dụng. Theo nghiên cứu y học, dầu tràm có tác dụng chống ho, chống gió, cảm lạnh; kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội. Bên cạnh đó, dầu tràm còn được biết đến với công dụng chăm sóc da, làm đẹp,… Dưới đây là 10+ công dụng tuyệt vời của dầu tràm mà có thể bạn chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá!
Hiểu về dầu tràm
Dầu tràm là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành của cây tràm. Đây là một loại cây mọc khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á,…. Với mùi hương dễ chịu và công dụng đa dạng, dầu tràm đã trở thành một phần không thể thiếu trong y học được nhiều người tin dùng.
Dầu tràm là một loại tinh dầu khử trùng tự nhiên với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Đây là phương pháp điều trị phổ biến an toàn và tự nhiên. Đặc biệt hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại tinh dầu tràm thuộc các họ khác nhau, nổi bật trong số đó là:
- Tinh dầu tràm trà: Loại này được chiết xuất từ cành và lá cây tràm trà, với các thành phần chính gồm Gamma-terpinene và terpinen-4-ol.
- Tinh dầu tràm gió: Được chiết xuất từ cành và lá cây tràm gió. Tinh dầu này chứa các thành phần quan trọng như Cineol (Eucalyptol), α-Terpineol, và limonene.
Dầu tràm có tác dụng gì?
Kháng khuẩn và kháng viêm
Dầu tràm có chứa các thành phần như cineol và terpinen-4-ol, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Đây là yếu tố khiến dầu tràm trở thành một lựa chọn tuyệt vời để xử lý các vết thương nhỏ, vết xước và cả mụn ở cả người lớn và trẻ em.
Đuổi côn trùng
Tinh dầu tràm còn được sử dụng để đuổi muỗi và các loại côn trùng khác. Bạn có thể pha loãng vài giọt dầu tràm với nước hay bôi trực tiếp để bôi lên da hoặc các khu vực cần bảo vệ.
Giảm ho và cảm lạnh
Tinh dầu tràm có tác dụng làm dịu đường hô hấp, giảm triệu chứng ho và cảm lạnh. Sử dụng dầu tràm bằng cách xoa lên ngực hoặc pha vào nước ấm để xông hơi có thể giúp thông mũi và giảm ho hiệu quả.
Chăm sóc da và trị mụn
Dầu tràm là một chất làm sạch tự nhiên, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da, từ đó ngăn ngừa mụn. Ngoài ra, tính chất kháng viêm của dầu tràm giúp giảm sưng tấy và làm dịu các vùng da bị kích ứng.
Chăm sóc tóc
Dầu tràm có thể giúp giảm ngứa da đầu và ngăn ngừa gàu. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển của tóc, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nó như một phương pháp chăm sóc tóc an toàn tại nhà.
Giảm mỏi cơ và đau khớp
Với tính chất làm ấm, dầu tràm giúp giảm đau cơ và khớp. Bạn chỉ cần thoa dầu tràm lên các vùng cơ hoặc khớp bị đau, nó sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và giảm cơn đau của bạn.
Khử mùi và làm sạch không khí
Dầu tràm có khả năng khử mùi và làm sạch không khí. Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để làm sạch không gian sống, giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua không khí.
Giảm căng thẳng và lo âu
Hương thơm của dầu tràm có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Sử dụng dầu tràm trong các liệu pháp mát-xa hoặc xông hơi có thể mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn và dễ chịu.
Chăm sóc răng miệng
Dầu tràm có đặc tính kháng khuẩn mạnh, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng và các bệnh khác về nướu. Một nghiên cứu đã cho thấy dầu tràm có hiệu quả chống lại vi khuẩn gây mảng bám hơn chlorhexidine, một chất khử trùng và súc miệng thông thường. Hơn nữa, hương vị của nó cũng dễ chịu hơn.
Dầu tràm là sản phẩm được sử dụng rất nhiều và thường xuyên nhờ lợi ích đa dạng. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong nhiều chế phẩm kết hợp các thành phần khác như xà phòng, kem dưỡng da,…Vì vậy, bạn có thể thường xuyên gặp nó trong các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên khác.
Dầu tràm có tác dụng gì cho trẻ sơ sinh?
Dầu tràm là một tinh chất chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và lành tính. Vì vậy, nó là lựa chọn an toàn hàng đầu dành cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, dầu tràm có tác dụng gì cho trẻ sơ sinh thì cụ thể có nhiều mẹ vẫn chưa biết.
Với thành phần lành tính, dầu tràm giúp bé phòng ngừa cảm lạnh, ho và các vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, việc xoa bóp, mát-xa nhẹ nhàng với dầu tràm có thể giúp bé thư giãn, giảm triệu chứng đầy bụng và cải thiện giấc ngủ rõ rệt. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng dầu tràm pha loãng để tắm cho bé. Hành động này có tác dụng giữ ấm và ngăn ngừa các bệnh về da, hô hấp hiệu quả đối với trẻ sơ sinh.
Top 5 loại dầu tràm cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Tinh dầu tràm Mệ Đoan
Tinh dầu tràm Mệ Đoan chứa thành phần lành tính, chiết xuất hoàn toàn 100% từ lá tràm gió thiên nhiên, không phụ gia, không pha loãng bằng hóa chất. Hiện nay trên thị trường đa số bán dầu tràm chứ không phải tinh dầu tràm. 2 loại này hoàn toàn khác nhau về cả chất lượng và giá cả. Mệ Đoan cam kết bán tinh dầu tràm nguyên chất đã được kiểm định chất lượng tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (QUATEST2). Vì vậy, Mệ Đoan là thương hiệu được nhiều người tin tưởng sử dụng từ trước tới nay.
Ngoài tinh dầu tràm nguyên chất, Mệ Đoan còn cung cấp các loại tinh dầu tràm khác như: Tinh dầu tràm ngâm củ nén, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu khuynh diệp ngâm củ nén,…mà các mẹ ưa chuộng vì chất lượng và giá cả ở mức hợp lý.
Dầu tràm Huế
Xuất xứ từ cung đình Huế, dầu tràm Cung Đình mang đến mùi hương tự nhiên, dễ chịu, giúp bé thư giãn và dễ ngủ. Sản phẩm còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Dầu tràm Con Yêu
Dầu tràm Con Yêu được chiết xuất hoàn toàn từ lá cây tràm tự nhiên. Đặc điểm nổi bật của dầu tràm nguyên chất là khả năng hỗ trợ hiệu quả cho phụ nữ mang thai, sau khi sinh và cả trẻ sơ sinh. Đây là một nguồn dược liệu quý giá, với nhiều tính năng trị liệu độc đáo mà ít loại thảo dược nào có thể mang lại.
Dầu tràm Sachi
Với công thức đặc biệt, dầu tràm Sachi không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn giúp bé ngủ ngon hơn. Sản phẩm này còn chứa các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của bé. Đây cũng là một loại dầu tràm được nhiều mẹ biết đến và sử dụng cho bé yêu nhà mình.
Dầu tràm Kidsplaza
Dầu tràm Kidsplaza được nhiều mẹ ưa chuộng vì khả năng đuổi muỗi hiệu quả và làm dịu da bị côn trùng cắn. Sản phẩm này còn giúp bé giảm ho, sổ mũi và tăng cường sức đề kháng. Với Kidsplaza, các mẹ có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng.
Những lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho trẻ
Dầu tràm là sản phẩm có thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này cho trẻ, cần phải lưu ý một số điều quan trọng:
Tránh sử dụng dầu tràm lên các vùng da nhạy cảm
Dầu tràm nguyên chất có hoạt tính mạnh, có thể gây kích ứng nếu thoa trực tiếp lên các vùng da nhạy cảm như đầu, mặt, cổ. Đối với những khu vực này, cha mẹ nên sử dụng dầu tràm với liều lượng rất nhỏ, pha loãng hoặc chỉ bôi lên quần áo, khăn choàng của bé.
Đối với các vùng da khác như lòng bàn chân, lưng và ngực, cha mẹ có thể thoa dầu trực tiếp và massage nhẹ nhàng. Sau khi sử dụng, cần quan sát da của trẻ một thời gian. Nếu xuất hiện sưng đỏ hoặc ngứa, nên ngừng sử dụng ngay để tránh gây tổn thương cho trẻ. Đặc biệt, tránh bôi dầu tràm lên vết thương hở của trẻ, vì điều này có thể gây kích ứng và làm cho vết thương khó lành, thậm chí có nguy cơ nhiễm trùng.
Sử dụng với liều lượng phù hợp
Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng dầu tràm cần tuân theo liều lượng an toàn. Khi thêm vào nước tắm hoặc xông hơi, chỉ nên sử dụng từ 3-5 giọt. Hoặc khi massage cho trẻ, chỉ cần 1 giọt dầu tràm là đủ. Tương tự, khi bôi lên lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc vùng da bị côn trùng cắn, liều lượng tối ưu cũng là 1 giọt. Sử dụng quá nhiều có thể gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của trẻ.
Kiểm tra phản ứng da trước khi sử dụng
Mặc dù dầu tràm thường an toàn và lành tính, nhưng vẫn có thể gây kích ứng cho một số trẻ sơ sinh. Trước khi sử dụng, cha mẹ nên pha loãng một lượng nhỏ dầu tràm với nước và thử trên một vùng da nhỏ của bé. Nếu thấy xuất hiện mẩn đỏ, sưng viêm, hoặc các dấu hiệu dị ứng, không nên tiếp tục sử dụng dầu tràm cho trẻ. Nếu không có phản ứng xấu, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng dầu tràm theo hướng dẫn.
Qua bài viết này, Mệ Đoan tin rằng bạn cũng đã nắm được những thông tin cần thiết và hiểu rõ dầu tràm có tác dụng gì. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè bạn nhé!