Top 9 Cách điều trị cảm cúm nhanh chóng và hiệu quả mà có thể bạn chưa biết?

Cách điều trị cảm cúm.

Cúm là bệnh về hô hấp gây ra nhiều triệu chứng không thoải mái cho người mắc phải như sốt cao, ho, nghẹt mũi đến đau nhức và cảm lạnh thường xuất hiện đột ngột. Cúm xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây bệnh ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Đặc biệt, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là những đối tượng không nên chủ quan xem nhẹ các triệu chứng nhiễm bệnh. Qua bài viết này, Mệ Đoan sẽ cung cấp thêm một số cách điều trị cảm cúm cho mọi người.

1. Cúm là gì?

Cach dieu tri cam cum
Cach dieu tri cam cum

Cúm là dạng nhiễm vi rút  cấp tính. Bệnh phát triển khi vi rút cúm lây nhiễm và tấn công hệ hô hấp đường mũi cổ họng, phế quản.

Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên thì một số trường hợp đặc biệt như những người bị suy yếu hệ miễn dịch,… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cúm có 3 loại khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể con người gồm:

  • Cúm A: Được gọi là cúm mùa, loại này thường được tìm thấy ở nhiều loài động vật. Vi rút cúm A thường thay đổi liên tục, tạo ra nhiều biến chủng mới và được biết đến là nguyên nhân gây ra các đợt dịch cúm lớn. 
  • Cúm B: Tương tự như cúm A, vi rút cúm B cũng có thể gây ra các đợt dịch theo mùa. Tuy nhiên, cúm B thường thay đổi chậm hơn về tính chất di truyền và kháng nguyên so với cúm A. Nó chỉ gây bệnh ở người và không được phân loại theo các loại như cúm A. Hơn nữa, cúm B thường không gây ra các đợt dịch lớn.
  • Cúm C: Virus cúm C cũng được phát hiện ở người, nhưng gây ra các triệu chứng hô hấp nhẹ hơn so với cúm A và B và ít tạo ra các biến chứng nguy hiểm

2. Các triệu chứng của cúm? Cách điều trị cảm cúm hiệu quả

Cach dieu tri cam cum
Cach dieu tri cam cum

Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện sau khoảng 2 ngày kể từ khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Điều này làm cho việc phân biệt giữa bệnh cúm và cảm lạnh trở nên khá phức tạp, do triệu chứng của cả 2 bệnh thường có sự tương đồng. Ngoài các dấu hiệu như đau họng, sổ mũi và hắt hơi,bệnh cúm thường có những dấu  hiệu cảnh báo đặt biệt như:

  • Sốt: Nhiệt độ cơ thể thường trên 38 độ C
  • Cảm giác ớn lạnh: Bệnh nhân có thể cảm thấy lạnh lẽo và run, kể cả khi ở trong môi trường ấm
  • Đau đầu và chóng mặt: Nhiều người mắc cúm thường phàn nàn về cảm giác đau đầu và chóng mặt, nặng nề,..
  • Đau nhức cơ: Đay là một trong những dấu hiệu khá phổ biến mà nhiều người mắc phải.
  • Buồn nôn tiêu chảy: Chỉ có một số ít mắc phải triệu chứng này

3. Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm?

Virus cúm là nguyên nhân chính gây bệnh ở con người, tân công vào hệ hô hấp bao gồm mũi, cổ họng và phổi của người bệnh. Theo nghiên cứu dịch tễ, các chủng virus cúm có khả năng biến đổi liên tục theo chu kỳ hàng năm, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao đến 90% ở trẻ em và người lớn với các chủng loại mới.

Ở Việt Nam bệnh cúm thương do chủng virus cúm A,B và C gây ra. Trong số đó, chủng A và B là phổ biến nhất. Cúm được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất khi có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ, có thể gây ra đại dịch. Gần đây nhất chính là đại dịch cúm COVID-19  toàn thế giới gây thiệt hại về người đến đáng sợ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm bệnh cúm. Ở Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 1-1.8 triệu người nhiễm cúm. Cùng với lo ngại về dịch COVID-19, thường xuất hiện lại khi trời trở lạnh, gây ra nhiều ổ dịch tại các địa phương nếu không có các cách điều trị cúm kịp thời.

4. Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh cảm cúm

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, bệnh dễ gặp nhất ở những đối tượng có hệ miễn dịch của hoàn thiện và sức đề kháng yếu.

4.1 Trẻ em và người lớn tuổi

Trẻ em: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin cúm nên có nguy cơ nhiễm cúm rất cao. Đối với những em bé sinh non(<32 tuần tuổi) kém thèm những nguy cơ  về sức khỏe có khả năng mắc cúm cao hơn và diễn biến nặng nề hơn.

Người lớn tuổi: Tuổi tác lớn làm suy giảm sức đề kháng khiến cho người lớn tuổi dễ mắc cúm. Đặc biêt, là những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, phổi, suy thận,….

4.2 Phụ nữ mang thai và sau sinh

Trong thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố và sự suy yếu của hệ miễn dịch khiến phụ nữ mang thai dễ bị mắc cúm. Và sau dinh cũng vậy, cơ thể phụ nữ sẽ suy giảm sức khỏe và sức đề kháng, tạo điều khiến cho virus cúm tấn công dễ dàng hơn.

5. Biến chứng của bệnh cảm cúm

Hầu như những người mắc cúm sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới 2 tuần, nhưng cũng có một số trường hợp có thể gặp phải các biến chứng như viêm phổi, dẫn đến tình trạng nguy hiểm thậm chí tử vong.

Nhiễm trùng xoang  là một số biến chứng khá phổ biến do cúm gây ra. Tuy nhiên, viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng, có thể gây ra do nhiễm virus cúm hoặc sự kết hợp giữa  virus cúm và vi khuẩn.

  Cúm cúng có thể làm tình trạng của những bệnh nhân có bệnh mãn tính trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như đối với người mắc bệnh hen suyễn có thể trải qua các cơn hen nặng hơn khi gặp cúm.

6. Những cách điều trị cảm cúm hiệu quả

6.1 Dùng thuốc kháng sinh

Trong trường hợp người bệnh muốn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm hoặc khi trình trạng tiến triển xấu khi điều trị tại nhà, việc sử dụng thuốc trở thành cách điều trị cảm cúm nhanh nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều khiến cơ thể lờn thuốc và gây ra một số tác dụng phụ khác.

6.2 Sử dụng thuốc giảm đau

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau cũng là cách điểu trị cảm cúm nhanh nhất nhưng mà không được kê đơn rất nguy hiểm và cần được cân nhắc. Người bệnh cúm có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị cảm, thuốc nhỏ hoặc thuốc xịt,… hoặc có thể đến bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp với bệnh tình.

6.3 Cho cơ thể nghỉ ngơi

Trong quá trình tự điều trị tại nhà, việc giảm tối đa hoạt động và việc đi lại ngoài trời. Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn để cơ thể có thể phục hồi tốt hơn.

Lắng nghe cơ thể của mình, tránh làm các công việc nặng hàng ngày. Hãy đảm bảo giấc ngủ. Vì chu kỳ giấc ngủ đều đặn là rất quan trọng để hệ miễn dịch hoạt động tốt. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, cả khi bạn đang bệnh hay khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp cơ thể phục hồi và đối phó với cúm một cách hiệu quả.

6.4 Sử dụng lá xông ( đối với cách điều trị cảm cúm tại nhà)

Đây là một cách điều trị cảm cúm tại nhà truyền thống được sử dụng từ lâu đời để giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Lá xông giải cúm có thể giúp làm giảm nghẹt mũi, thư giãn cơ thể,….

cach-dieu-tri-cam-cum

6.5 Uống nhiều nước ( đối với cách điều trị cảm cúm tại nhà)

Uống nước nhiều là cách điểu trị cảm cúm tại nhà hiệu quả.Trong trường hợp khi cúm gặp triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy, cơ thể mất nước. Hãy đảm bảo duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể bằng cách uống đủ nước lọc, bổ sung nước trái cây hoặc nước điện giải. Trà thảo dược với mật ong để có thể giúp làm dịu đau họng.

6.6 Súc miệng, vệ sinh mũi bằng nước muối loãng ( đối với cách điều trị cảm cúm tại nhà)

Nước muối loãng có tác dụng làm sạch và sát trùng hiệu quả đó cũng là cách điều trị cảm cúm tại nhà hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ trong cổ họng, đặc biệt là khi thực hiện động tác ngửa cổ và súc miệng. Việc sử dụng nước muối loãng liên tục trong một vài ngày có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng, cảm giác rát và viêm nhiễm cổ họng do cúm.

6.7 Bôi tinh dầu. cách điều trị cúm tại nhà

Hiện nay, một số loại tinh dầu có khả năng hỗ trợ trọng việc chống lại virus và vi khuẩn, đó cũng là cách điều trị cảm cúm hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu tràm có thể ngăn chặn sự phát triển của virus cúm. Có thể thoa tinh dầu trực tiếp lên da hoặc có thể pha loãng với nước ấm để tắm.

Cach dieu tri cam cum
Cach dieu tri cam cum

6.8 Mặc quần áo thoải mái

Nhiều người cho rằng khi bị cúm thì nên mặc nhiều quần áo dày hoặc nhiều lớp để giữ ấm cơ thể nhưng thực tế đó là sai lầm. Việc mặc quần áo quá dày gây bí da, cản trở sự thoát mồ hôi của cơ thể.

6.9 Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Cach dieu tri cam cum
Cach dieu tri cam cum

Để các cách điều trị cảm cúm nhanh nhất thì nên bổ sung thêm kẽm. Bời vì, kẽm được biết đến có khả năng giúp rút ngắn thời gian mắc cúm và cảm lạnh. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm:

  • Các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn có nguồn kẽm tốt.
  • Các loại đậu như đậu xanh và đậu lăng chứa nhiều lượng kẽm đáng kể
  • Các loại hạt như bí, vừng, hạt lanh, đậu phộng, hạt điều và hạt nhân cũng là nguồn kẽm tốt, đồng thời cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh, nhiều vitamin và khoáng chất khác.