Ho khan là gì? Top 11 Cách trị ho khan bằng bài thuốc dân gian

Ho khan là bệnh hô hấp thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào,mà hầu như mọi người đều đã từng trải qua ít nhất một lần. Những cơn ho khan kéo dài thường mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn cũng như những người thân yêu của bạn. Hãy cùng Mệ Đoan khám phá các bài thuốc dân gian trị ho khan hiệu quả.

Ho khan là gì? 

Ho khan là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ho khan và nhận biết được nó khác biệt so với loại ho khác như ho có đờm và ho gắt.

ho-khan
Ho khan là gì?

Ho khan thường kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau gây sự bất tiện cho người bệnh. Những người mắc bệnh ho khan thường cảm thấy khó chịu và cảm giác ngứa trong họng, nhất là ho khan về đêm, dễ bị kích thích ho nhiều khi tiếp xúc với trời lạnh. Buổi tối là thời gian mà tồi tệ nhất đối với người ho khan.

Trong thời gian này, cơ thể thường trở nên lạnh, gây ra cảm giác khó chịu trong họng. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ sẽ cảm thấy không thoải mái và thường xuyên ho, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Nếu không điều trị kịp thời, ho khan có thể gây ra đau họng và thậm chí là mất giọng hoàn toàn.

Mặc dù ho khan không gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng người bệnh không nên coi thường vấn đề này. Ho khan cần được chữa trị ngay khi xuất hiện để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn trong tương lai, như viêm thanh quản, nhiễm trùng tai thậm chí gây ung thư vòm họng.

Nguyên nhân dẫn đến ho khan?

Bệnh ho khan có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau và để điều trị hiệu quả người bệnh cần hiểu rõ các nguyên nhân để kịp thời phòng tránh.Nguyên nhân chính gây ho khan chủ yếu là do nhiễm trùng các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dẫn đến viêm long đường hô hấp. Nếu tình trạng kéo dài mà không có biến pháp phòng ngừa sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn Dưới đây là một số nguyên phân phổ biến thường gặp:

Nhiễm virus: Cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết giao mùa hoặc sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ có thể gây ho do virus.Cơ thể phản ứng bằng cách ho để loại bỏ virus ra khỏi hệ hô hấp.

Một trường ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm vi khuẩn trong môi trường có thể khiến người bệnh dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, kích thích phản ứng ho để loại bỏ các hạt bụi ra khỏi cơ thể.

Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng nước hoa có thể gây kích ứng và dị ứng mà không thể chữa trị dứt điểm.

Tác nhân khác: Tác dụng phụ của thuốc, các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi. viêm phế quản hoặc các loại ung thư cũng có thể gây ho.

Các bài thuốc dân gian trị ho khan

Các bài thuốc dân gian trị ho khan thường được sử dụng từ các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong gian bếp hoặc trồng trong vườn nhà. Nhờ tính hiệu quả và nhanh chóng của chúng, những bài thuốc này được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Sau đây hãy cùng Mệ Đoan tìm hiểu về các bài thuốc dân gian trị ho khan kéo dài một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Mật ong

ho-khan
Sử dụng mật ong trị ho khan

Mật ong nguyên chất pha với nước ấm được xem là một biện pháp giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ nhỏ uống trực tiếp mật ong và đặc biệt nên chọn những loại mật ong nguyên chất có nguồn gốc rõ ràng. Trẻ em dưới 12 tuổi không nên cho trẻ dùng vì mật ong chứa mật hoa hoa dễ gây dị ứng.

Cam nướng

Phương pháp chữa ho khan bằng cam nướng tại nhà khá  phổ biến. Nên chọn mua những quả tươi, đầy nước và nướng chúng trên lửa nhỏ. Lưu ý trở liên tục để tránh bị cháy, nướng trong khoảng 10 phút. Sử dụng cam khi còn ấm giúp làm dịu cơn ho một cách hiệu quả.

Trị ho bằng tắc chưng đường phèn

ho-khan
Trị ho bằng tắc chưng đường phèn

Để chuẩn bị bài thuốc từ quả tắc chín, bạn chỉ cần cắt dổi quả, bỏ hạt và đặt chúng vào một cái tô với đường phèn. Sau đó, đem hấp trong nồi cách thủy và lấy phần nước cốt để sử dụng. Đối với trẻ nhỏ, có thể uống 3 lần một ngày.

Người lớn thì dùng trực tiếp ngay sau khi chưng. Tinh dầu trong quả tắc có tác dụng kích thích hệ hô hấp, giúp thông thoáng đường hô hấp, giảm ho và làm dịu cổ họng. Ngoài ra, vitamin C có trong tắc cũng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng chống cảm lạnh.

Sử dụng cây xương sông trị ho khan

Lá non của cây xương sông là một nguyên liệu hiệu quả được sử dụng như một loại gia vị hoặc thuốc chữa viêm thanh quản, ho và khản tiếng đối với cả trẻ nhỏ và người lớn.

Quy trình thực hiện như sau: Lấy lá non của cây thêm một ít lá hẹ, sau đó rửa sạch và thái nhỏ, trộn với đường phèn rồi đi hấp cách thủy. Khi nguội, có thể uống khoảng 3 lần/ ngày.

Sử dụng rau diếp cá

Rau diếp cá là một loại rau có hương vị cay, mùi tanh và tính mát. Nó được biết đến với khả năng chữa ghẻ lở, sốt rét, làm mát cơ thể và giải độc. Ngoài ra, rau diếp cá cũng được xem như một loại thần dược trong việc điều trị ho có đờm, ho gió và ho khan.

ho-khan
Trị ho khan bằng rau diếp cá

Để sử dụng rau diếp cá, trước tiên cần rửa sạch, sau đó giã nhuyễn và đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi mềm. Sau đó, lọc lấy nước uống và sử dụng 2-3 lần mỗi ngày sai khi ăn khoảng một tiếng.

Chữa trị bằng lá trầu không

Lá trầu không có vị hơi cay, tính bình có tác dụng làm long đờm, giảm đau và làm dịu cảm giác ngứa.

Cách sử dụng: Lấy lá trầu đem đập dập để lấy nước sau đó thêm mật ong hoặc đường vào để uống vào buổi sáng và tối trước khi ngủ. Thường thì bài thuốc sẽ có tác dụng sau 5-7 ngày nếu sử dụng liên tục.

ho-khan
Chữa trị kho khan bằng lá trầu không

Củ cải trắng

Đối với củ cải trắng chỉ cần rửa sạch và ăn sống. Nước trong củ cải trắng giúp mát họng và giảm ho. Hoặc đối với trẻ nhỏ thì các mẹ có thể cắt nhỏ đun với nước và cho bé uống mỗi tối, uống liên tục trong 7 ngày sẽ làm giảm cơn ho khan rõ rệt.

Lá tía tô

Lá tía tô được biết đến với nhiều công dụng nhử giảm cảm, làm long đờm, giảm ho và đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị ho do hen suyễn và cảm mạo.

Lấy lá tía tô giã nát và sau đó cho đường phèn vào rồi hấp khoảng 10-15 phút. Sau khi hỗn hợp đã nguội, lọc lấy nước và sử dụng 2-3 lần mỗi.

Trị ho bằng quả lê chưng với đường phèn

Quả lê rất quen thuộc với mọi nhà nhưng ít ai biết công dụng trị ho vô cùng hiệu quả của nó. Loại quả này được sử dụng phổ biến để giảm ho do viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản. 

ho-khan
Trị ho bằng quả lê chưng với đường phèn

Cách sử dụng: Cắt 1-2 quả lê thành từng miếng sau đó cho một ít đường phèn và nấu lên. Sau khi nấu xong, lọc bỏ bã và lấy phần nước cô đặc sử dụng 1-2 lần/ ngày.

Trị ho khan bằng tỏi

ho-khan
Trị ho khan bằng tỏi

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình, không chỉ có vai trò làm gia vị món ăn mà còn được biết đến với tác dụng chữa ho.

Khi kết hợp với mật ong và tỏi sẽ trở thành một bài thuốc trị ho hiệu quả như sau: Giã nát tỏi sau đó cho vào lọ thủy tinh đổ một lượng mật ong vừa đủ rồi đậy kín lọ. Đặt lọ ở nơi thoát mát, tránh ánh nắng trực tiếp ủ một tháng sau đó để dành và dùng dần mỗi khi trong nhà có người bị ho.

Sử dụng lá hẹ

Lẹ có khả năng kháng khuẩn , giàu chất xơ,… Để sử dụng chỉ cần cho một ít lá hẹ vào chén cho ít đường phèn đun cách thủy sau đó chất lấy nước để uống. Ngoài ra đối với người lớn có thể nấu món lòng nghệ xào hẹ để ăn giảm ho rất tốt và hiệu quả nhanh chóng.