Kháng khuẩn là gì? Kháng khuẩn thường được sử dụng vào việc gì? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Mệ Đoan tìm hiểu ngay thông qua bài viết này nhé.
Kháng khuẩn là gì?
Hiểu thế nào là kháng khuẩn?
Kháng khuẩn được xem là những chất có tác dụng chống lại sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, virus. Các chất kháng khuẩn được phát minh và được sử dụng nhiều trong y học vào những năm cuối của thế kỷ 20.
Chính nhờ sự ra đời của các chất kháng khuẩn mà việc chữa lành vết thương và vấn đề nhiễm trùng đã không còn trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bác sĩ.
Lịch sử hình thành của các chất kháng khuẩn
Từ lâu, các chất kháng khuẩn đã được tìm thấy và được nghiên cứu để hỗ trợ trong việc điều trị nhưng nó chỉ trở nên thật sự phổ biến và được ứng dụng nhiều dưới bàn tay vàng của Alexander Fleming, người khám phá ra penicillin vào năm 1928.
Đến những năm sau đó, kháng sinh được sử dụng nhiều hơn đặc biệt là vào thời kì kháng chiến. Hiện nay, trước sự thay đổi liên tục của khoa học công nghệ nhiều thuốc kháng khuẩn đã được phát minh và sử dụng. Không chỉ mang tính chất là thuốc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn mà ngày nay các chất kháng khuẩn còn được biến đổi để phù hợp với từng người, từng bệnh khác nhau.
Tại sao các chất kháng khuẩn được sử dụng nhiều trong y học?
Có thể nói, trước khi xuất hiện thuốc kháng khuẩn việc chống lại nhiễm khuẩn vô cùng khó khăn, nhiều trường hợp nhiễm trùng đã dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, việc phát hiện ra các chất kháng khuẩn đã giúp ích rất nhiều cho nền y học thế giới. Vậy những lợi ích có từ thuốc kháng khuẩn là gì?
-
Ức chế, tiêu diệt được vi khuẩn
Nhắc tới việc ức chế và tiêu diệt vi khuẩn thì không thể không nhắc đến thuốc kháng khuẩn, nó đặc biệt ức chế được những vi khuẩn, nấm mốc, ngoài ra thuốc còn làm giảm đi sự xuất hiện của vi khuẩn.
-
Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
Những bệnh truyền nhiễm phần lớn do vi khuẩn và virus gây nên, chính vì vậy sử dụng thuốc kháng khuẩn có thể hạn chế được những vi khuẩn tấn công cơ thể, phòng ngừa được các bệnh truyền nhiễm.
-
Đẩy nhanh được tốc độ lành vết thương
Trước khả năng tiêu diệt và ức chế được sự phát triển của vi khuẩn thì thuốc kháng sinh được sử dụng khá nhiều vào việc hỗ trợ điều trị vết thương sau mổ, điều này đẩy nhanh được tốc độ hồi phục vết thương, hạn chế được tình trạng vết thương bị nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Tầm quan trọng khi có thuốc kháng khuẩn trong các cuộc phẫu thuật
Trước khi có thuốc kháng khuẩn đã có vô vàn trường hợp tử vong do nhiễm trùng vết thương, bằng mắt thường con người không thể thấy được sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn chính vì vậy khi đứng trước sự tấn công âm thầm của vi khuẩn, hầu hết con người đều không có biện pháp chống lại nó.
Nhưng từ ngày phát hiện được các chất có khả năng kháng khuẩn, việc điều trị các vết thương sau phẫu thuật và những vết thương lớn được dễ dàng hơn, các chất kháng khuẩn ức chế được các vi khuẩn muốn xâm nhập vào cơ thể con người, từ đó ngăn chặn được hiện tượng nhiễm trùng vết thương, giảm được số lượng lớn những ca tử vong do nhiễm trùng vết thương.
Có những loại thuốc kháng khuẩn nào?
Kháng khuẩn dùng trong y học
Như đã đề cập ở trên đã có vô vàn các chất kháng khuẩn được sử dụng trong y học nhằm mục đích hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn, hiện nay các chất kháng khuẩn đã được sử dụng nhiều ở những loại thuốc khác nhau như thuốc điều trị các bệnh về viêm, nhiễm thuốc điều trị các bệnh cảm cúm thông thường, các loại thuốc đặc trị được sử dụng trong phẫu thuật và điều trị ung thư.
Kháng khuẩn tự nhiên trong cơ thể
Cơ thể và các loại động vật sản xuất các chất kháng khuẩn tự nhiên, chẳng hạn như peptide kháng khuẩn, các chất này giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, chống lại được các tác nhân gây bệnh.
Vệ sinh nhà cửa
Các chất kháng khuẩn được sử dụng để vệ sinh nhà cửa đã không còn quá xa lạ với mọi người. Các chất kháng khuẩn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt ở những nơi nấm mốc, nhà vệ sinh, những khu vực có dịch bệnh hoành hành, … Ngoài ra nó còn được sử dụng để khử khuẩn trên các bề mặt, đồ dùng y tế.
Tiêu diệt côn trùng trong sản xuất
Các hiện tượng cây trồng bị thối rễ, nấm quanh lá, hay rau củ bị hư bất thường hầu hết đều liên quan đến vi khuẩn, chính vì vậy nhiều chất kháng khuẩn hóa học được sử dụng để ngăn chặn những vi khuẩn gây bệnh ở rau củ và cây trồng.
Nhưng nhược điểm lớn nhất mà chúng ta thấy được là những chất kháng khuẩn được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và côn trùng đều rất độc, điều này yêu cầu những người nông dân phải hết sức cẩn thận khi sử dụng để hạn chế sự ảnh hưởng xấu của thuốc đến cơ thể.
Thuốc kháng khuẩn có lợi như thế nào đối với cơ thể?
Hạn chế nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật
Sau những ca phẫu thuật lớn nhiều bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng khuẩn nhằm hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.
Lợi ích lớn nhất mà thuốc kháng khuẩn mang lại là điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Chúng có thể diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh và hồi phục nhanh hơn.
Thúc đẩy được quá trình hồi phục vết thương
Khi sử dụng thuốc kháng khuẩn trong quá trình điều trị có thể thúc đẩy được quá trình hồi phục vết thương, thuốc kháng khuẩn ngăn ngừa được vi khuẩn gây bệnh lan rộng và phát triển thành những biến chứng nguy hiểm. Cải thiện được vết thương nhanh chóng và đẩy nhanh được tốc độ hồi phục của bệnh nhân.
Chống lại sự ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh
Nhiễm trùng sau phẫu thuật luôn là vấn đề biết bao bác sĩ và bệnh nhân lo ngại, nhưng dưới sự hỗ trợ của các chất kháng khuẩn đã hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn và giảm thiểu được số lượng lớn ca nhiễm trùng vết thương. Không chỉ nâng cao được tỉ lệ thành công trong phẫu thuật mà còn giảm được gánh nặng nhiễm trùng vết thương.
Những tác dụng phụ từ thuốc kháng khuẩn. Làm sao để hạn chế những tác dụng đó?
Những tác dụng phụ của thuốc kháng khuẩn
Sử dụng quá mức hoặc quá nhiều chất kháng khuẩn có thể dẫn đến những hệ quả không tốt đến cơ thể, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong. Dưới đây là những tác dụng phụ của thuốc kháng khuẩn mà các bạn cần lưu ý:
-
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Sử dụng thuốc kháng khuẩn quá mức có thể gây ra các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.
-
Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tự nhiên
Ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thì thuốc kháng khuẩn còn làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, làm giảm khả năng phòng ngừa nhiễm trùng tự nhiên.
-
Xuất hiện tình trạng đề kháng kháng sinh
Tình trạng đề kháng kháng sinh thường xuất hiện khi vi khuẩn tiến hóa và phát triển chống lại tác động của thuốc , điều này làm giảm hoặc loại bỏ hiệu quả điều trị của các loại thuốc có khả năng kháng khuẩn. Hiện tượng này thường xuất hiện khi người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc khi không cần thiết hoặc không đúng cách tạo môi trường cho vi khuẩn tiến hóa và phát triển đề kháng.
-
Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể
Ngoài hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, sử dụng nhiều thuốc kháng khuẩn có thể ảnh hưởng đến như cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận nếu sử dụng liều lượng cao hoặc kéo dài.
Làm sao để hạn chế được những tác dụng phụ thuốc kháng khuẩn
Thuốc kháng khuẩn không chỉ sản sinh nhờ các cuộc nghiên cứu khoa học lớn mà cơ thể chúng ta cũng có thể sản sinh ra những chất kháng khuẩn tự nhiên từ bên trong. Chính vì vậy vẫn có thể hạn chế được những tác dụng phụ của thuốc bằng những cách dưới đây:
-
Tập luyện nâng cao đề kháng cơ thể
Tập luyện thể dục thường xuyên không chỉ giúp chúng ta có được vóc dáng mơ ước mà việc hoạt động nhiều giúp đào thải được những độc tố bên trong cơ thể, cơ thể tuần hoàn được tự nhiên hơn, các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
-
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý
Nếu nói đến những cách bảo vệ sức khỏe thì không thể không nhắc đến chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể bổ sung đủ những chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, tạo được cơ chế bảo vệ tự nhiên, tránh được những ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh.
Ngoài ra, những chế độ sinh hoạt hợp lý cũng nâng cao được chất lượng sức khỏe của chúng ta, những giấc ngủ ngon, những thói quen hợp lý là cách mà chúng ta có thể đẩy lùi được bệnh tật.
-
Vệ sinh môi trường sống
Vi khuẩn ở xung quanh chúng ta, chúng quá nhỏ bé để có thể phát hiện và phòng tránh được. Vì vậy việc vệ sinh môi trường xung quanh hạn chế được sự sinh sôi và tấn công của vi khuẩn, tạo được môi trường sống lành mạnh hơn.
-
Sử dụng thuốc kháng khuẩn điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Đối với những người mới trải qua phẫu thuật hay có những bệnh cần phải có thuốc kháng khuẩn thì việc sử dụng thuốc nhiều là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, đề hạn chế được tối đa những ảnh hưởng xấu và tác dụng phụ mà thuốc mang lại, thì việc sử dụng thuốc điều độ và có sự hướng dẫn đầy đủ từ bác sĩ là điều thực sự cần thiết.
Thông qua bài viết này phần nào đọc giả của Mệ Đoan cũng hiểu được Kháng khuẩn là gì đúng không, Mệ Đoan hy vọng những thông tin từ bài viết có thể giúp cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về thuốc kháng khuẩn, từ đó có các cách sử dụng hợp lý để mang lại những hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ: Địa chỉ cửa hàng: 31 Phú Lộc 7, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng
Số điện thoại:098 450 51 52
Email: cskh.so@medoan.vn
Trang web: medoan.vn
Fanpage: Dược liệu thiên nhiên Mệ Đoan.