2 điểm khác biệt giữa dầu tràm khuynh diệp

Dầu tràm – dầu khuynh diệp đều được tạo ra từ các vật liệu thiên nhiên. Cả hai loại tinh dầu đều sử dụng tốt cho trẻ sơ sinh. Vậy tinh dầu tràm khuynh diệp, loại nào sẽ tốt hơn? Hãy cùng Mệ Đoan khám phá về công dụng, thành phần, sự khác biệt giữa hai loại tinh dầu này nhé!

Tổng quan về dầu tràm

Tinh dầu tràm là loại tinh dầu được chiết xuất từ cành, lá, thân cây tràm qua quá trình chưng cất hơi nước. Trong tinh dầu tràm chứa hàm lượng 1.8 Cineol 40 – 60% và α-Terpineol từ 5 – 12%. Đây là hai hợp chất rất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt, rất có lợi cho sức khỏe của bé. 

Là loại tinh dầu được các mẹ ưu tiên sử dụng nhiều nhất cho các con bởi các tính năng nó đem đến như: Phòng cảm lạnh, chống gió máy, phong hàn, thấp và tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể… Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có khả năng trị các vết côn trùng cắn, muỗi đốt hoặc để giữ ấm cho bé mà không gây bỏng rát da. 

dau tram khuynh diep
Tổng quan về dầu tràm

Tổng quan về dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp hay còn được gọi là dầu bạch đàn, là loại tinh dầu được chiết xuất từ lá cây khuynh diệp. Sau khi thu hái lá khuynh diệp, sẽ đem phơi khô rồi nghiền nát và chưng cất để tiết ra tinh dầu khuynh diệp. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu tinh diệp là 1.8 Cineol >60%. Hợp chất này có tác dụng chống vi khuẩn, chống viêm, ngoài ra Cineol còn sở hữu một mùi hương dễ chịu, thư giãn. 

Có thành phần chính là 1.8 Cineol chiếm 90%, đây là hợp chất chống vi khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Nhờ vào hợp chất này, tinh dầu khuynh diệp có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, giữ ấm cơ thể… 

dau tram khuynh diep
Tông quan về dầu khuynh diệp

Ưu điểm chung của tinh dầu tràm khuynh diệp

  • Phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, ho,…
  • Giữ ấm cơ thể, giúp phòng ngừa nhiễm lạnh, cảm lạnh
  • Hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chữa lành vết côn trùng cắn
  • Kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt
  • Dùng để massage thư giãn hoặc pha nước tắm hàng ngày
  • Mùi hương dịu nhẹ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu

Điểm khác biệt giữa tinh dầu tràm khuynh diệp

Về tác dụng

Cả dầu tràm và dầu khuynh diệp đều chứa 1.8 Cineol, hợp chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Nhìn chung cả hai loại tinh dầu đều có công dụng như nhau là điều trị và phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp, ho, ngạt mũi, giữ ấm cơ thể… 

Vì tinh dầu khuynh diệp có chứa hợp α-Terpineol ít hơn so với tinh dầu tràm nên có một số công dụng mà dầu khuynh diệp không có như khả năng khuếch tán trong không khí, có thể ức chế vi rút và làm sạch không khí. Ngoài ra, hợp chất α-Terpineol có khả năng khử trùng, tiêu diệt siêu vi và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

tinh dau tram khuynh diep
Điểm khác biệt tinh dầu tràm khuynh diệp

Về mức độ an toàn

Mặc dù cả hai loại tinh dầu đều có thể dùng để bôi ngoài da cho trẻ nhưng mẹ nên lưu ý khi sử dụng dầu khuynh diệp để bôi cho trẻ. Tinh dầu khuynh diệp chứa lượng lớn Cineol (chiếm 90%), đây chất có tính năng làm nóng cơ thể khi tiếp xúc. Khi sử dụng, tinh dầu khuynh diệp có thể tạo ra cảm giác ấm áp và nóng trên da. Thế nên lúc dùng cho trẻ mẹ cần lưu ý:

  • Khi sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Không đổ dầu lên da hoặc bôi dầu trực tiếp vào những vùng mắt, miệng của trẻ
  • Không được dùng cho người bị cao huyết áp, hen suyễn, tiểu đường

Tinh dầu tràm thường không tạo cảm giác nóng da như tinh dầu khuynh diệp mà chỉ có tác dụng làm ấm cơ thể và không gây bỏng rát da trẻ. Vì thành phần chính của tinh dầu tràm là α-Terpineol từ 5 – 12%, hợp chất chỉ có tác dụng làm dịu và làm mát nên không gây hại cho trẻ. 

Trẻ em nên sử dụng tinh dầu tràm hay tinh dầu khuynh diệp?

Cả hai loại tinh dầu đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, đều đem lại các công dụng hữu ích cho tất cả mọi người kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ em thường có da nhạy cảm và hệ miễn dịch yếu hơn so với người lớn, vì vậy việc sử dụng tinh dầu nào cũng tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng và hãy tham khảo thêm quan điểm của bác sĩ.

Tinh dầu khuynh diệp có tính nóng mạnh, có thể gây kích ứng da, đặc biệt là với làn da mỏng và nhạy cảm của trẻ. Do đó, trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại dầu này để đảm bảo an toàn.

Trong khi đó, tinh dầu tràm có tính nóng nhẹ hơn nên khi sử dụng với liều lượng phù hợp sẽ không gây cảm giác rát, bỏng cho da. Nó cũng được xem là khá lành tính và dễ dùng, phù hợp với hầu hết mọi người.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu khuynh diệp

  • Tinh dầu khuynh diệp có tinh nóng mạnh nên có thể gây kích ứng da hoặc niêm mạc nếu sử dụng trực tiếp cho trẻ. Vì vậy, trước khi sử dụng mẹ nên pha loãng với nước trước khi sử dụng lên da.
  • Tránh không bôi dầu khuynh diệp vào những vùng gần mũi, mắt, miệng của trẻ nhỏ. Trong trường hợp, tinh dầu bị dính vào mắt, cần rửa lại với nước sạch và nhanh chóng đưa bé gặp bác sĩ nếu có tình trạng khó chịu.
  • Không nên sử dụng tinh dầu khuynh diệp cho máy phun sương hoặc làm ẩm
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào về việc sử dụng tinh dầu khuynh diệp, hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia y tế hoặc chuyên gia để có được hướng dẫn cụ thể và an toàn nhất
  • Bảo quản tinh dầu khuynh diệp ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp để ngăn tinh dầu bị phân hủy hoặc mất đi hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

  • Mặc dù dầu tràm có tính nóng nhẹ nhưng mẹ tuyệt đối không bôi dầu vào các vùng nhạy cảm của trẻ như: mắt, mũi, mặt, vùng bẹn,… vì có thể gây dị ứng. Mẹ chỉ nên bôi dầu tràm vào lòng bàn tay, lòng bàn chân để giữ ấm cơ thể cho trẻ hoặc nhỏ một ít dầu tràm vào khăn quàng cổ để giảm được các triệu chứng ho, sổ mũi, ngạt mũi,…
  • Vì làn da của trẻ em khá mẫn cảm nên khi sử dụng dầu tràm cho bé thấy xuất hiện các nốt đỏ, mẩn ngứa thì mẹ nên ngừng sử dụng ngay.
  • Trước khi sử dụng, mẹ có thể pha loãng dầu tràm với nước rồi nhỏ thử lên vùng da bé để xem bé có dị ứng với loại tinh dầu hay không.
  • Mẹ nên chú ý liều lượng khi sử dụng dầu. Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi dùng dầu tràm để massage hoặc xoa vào lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc vết côn trùng cắn chỉ cần 1 giọt là đủ. Còn sử dụng dầu tràm để pha vào nước tắc hoặc để xông hơi thì liều lượng sử dụng chỉ từ 3 – 5 giọt tinh dầu tràm.
  • Bảo quản tinh dầu tràm ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp để ngăn tinh dầu bị phân hủy hoặc mất đi hiệu quả.
tinh dau tram khuynh diep
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

Cách nhận biết tinh dầu tràm khuynh diệp nguyên chất

Đối với tinh dầu tràm nguyên chất thường có màu vàng nhạt, dầu có độ trong suốt, độ sóng sánh. Mùi hương của tinh dầu tràm lúc vừa mở nắp sẽ hơi nồng, có mùi thảo mộc hơi hắc. Nhưng sau một thời gian, mùi hương sẽ dễ chịu hơn và khi hít vào sẽ cảm thấy thoải mái và mát cuống họng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều chỗ bán tinh dầu tràm pha trộn với tạp chất để giảm chi phí sản xuất. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng. Vì vậy, mẹ nên chọn những chỗ uy tin để mua tinh dầu.

Đối với tinh dầu khuynh diệp thường ở dạng không màu. Tuy nhiên, để sản phẩm tinh dầu được bắt mắt, thu hút người mua hơn nên có các sản phẩm dầu khuynh diệp bị pha với phẩm màu, parafin hoặc cồn để tạo nên màu xanh đẹp mắt. Vì thế, mẹ không nên lựa chọn các sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Vừa rồi là bài viết giải đáp thắc mắc của các mẹ về “ 2 điểm khác biệt giữa dầu tràm khuynh diệp” mà Mệ Đoan đã chia sẻ. Bên cạnh đó, Mệ Đoan còn chia sẻ các kiến thức hữu ích về công dụng, lưu ý khi sử dụng và cách phân biệt hai loại tinh dầu. Hy vọng bài viết này mẹ sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn được loại tinh dầu phù hợp với trẻ.