Bỏ túi ngày 6 điều về thuốc trụ sinh để bảo vệ bản thân tốt hơn

Thuốc trụ sinh là gì?  Nghe có vẻ xa lạ nhưng trụ sinh thực chất là thuốc kháng sinh mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng. Thuốc trụ sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng, từ đó thuốc trụ sinh được dùng phổ biến trong y học, đặc biệt là cho những bệnh nhân phẫu thuật nhằm hạn chế sự nhiễm khuẩn vết thương.

Trụ sinh là gì?

Trụ sinh hay còn được biết đến với cái tên “kháng sinh”, là một loạt các chất hóa học có tính kháng khuẩn, thường được sử dụng trong y học với tác dụng chủ yếu là ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn.

Thuốc trụ sinh được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm,… thuốc trụ sinh có khả năng chống lại sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn, từ đó hạn chế được việc nhiễm trùng vết thương. 

Từ việc phát minh ra thuốc trụ sinh mà việc cứu chữa người đã được cải thiện một cách vượt bậc.

Lịch sử hình thành của thuốc trụ sinh

Nhà khoa học Alexander Fleming được biết như là cha đẻ của thuốc trụ sinh, năm 1928 thông qua quá trình nuôi cấy nấm, đã phát hiện ra rằng có sự xuất hiện những chất ức chế vi khuẩn xung quanh nấm ức chế sự ảnh hưởng của vi khuẩn.

Từ những phát hiện đó, vào năm 1941 ông cho ra loại thuốc trụ sinh đầu tiên mang tên Penicillium notatum, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Từ phát minh của ông, nhiều nhà khoa học sau này đã cố gắng tìm kiếm và phát minh ra thêm nhiều loại thuốc trụ sinh khác để phục vụ cho con người.

Có thể nói, việc phát minh ra thuốc trụ sinh đã cứu được biết bao mạng sống con người, con người không còn phải lo sợ tới vấn đề nhiễm trùng sau phẫu thuật, hay sự xâm nhập âm thầm của vi khuẩn tấn công con người. 

Cũng nhờ sự phát minh vượt bấc của mình vào năm 1945, ông Alexander Fleming đã được nhận giải thưởng Nobel danh giá, vinh danh những cống hiến của ông đối với nhân loại và y tế.

thuoc-tru-sinh
Alexander Fleming phát minh ra thuốc trụ sinh đầu tiên mang tên Penicillium notatum

Nếu như không có thuốc trụ sinh, con người sẽ vẫn còn sự lo sợ trước sự tấn công của vi khuẩn, có thể nói từ xa xưa việc nhiễm trùng là nỗi sợ hãi không chỉ là của bệnh nhân mà còn là nỗi ám ảnh đối với các bác sĩ. Nhiều người đã mất vì nhiễm trùng vết thương, và nhiều sản phụ đã ra đi khi vết thương quá lớn và sự xâm nhập của vi khuẩn quá mạnh.

Từ đó, việc phát minh ra thuốc như ánh sáng soi đường mới cho nền y học lúc bấy giờ, những binh sĩ trong thời kỳ chiến tranh có khả năng được cứu sống cao hơn, tỉ lệ tử vong thấp hơn, những điều đó đã khiến kháng sinh trở thành một “thần dược” được nhiều người sử dụng.

Thuốc trụ sinh gồm những loại nào?

Có thể thấy từ năm 1941, thuốc trụ sinh mang tên Penicillin được phát hiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong nền y học lúc bấy giờ. Cho tới hiện nay, ngày càng có nhiều thuốc trụ sinh được phát minh nhằm phục vụ cho từng mục đích, nhu cầu sử dụng dụng của con người.

Từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau, đó là những loại như:

Nhóm kháng sinh Beta lactam

Nhóm kháng sinh Beta Lactam được xem là nhóm kháng sinh thông dụng nhất, nhóm kháng sinh này chuyên  chứa các chất kháng sinh có cấu trúc mạng vòng Beta lactam. Nó có khả năng liên kết với enzym nhằm hình thành màng ngăn vi khuẩn và thay đổi các hoạt tính kháng sinh ở các chủng chủng vi khuẩn gây bệnh.

Nhóm kháng sinh Beta lactam có khả năng trị nhiễm trùng và các bệnh có sự tấn công của vi khuẩn như:  Viêm phổi và viêm màng não do Streptococcus nhạy cảm với Penicillin, viêm họng liên cầu, …hoặc các bệnh viêm nhiễm ngoài da, mô mềm.

thuoc-tru-sinh
Nhóm kháng sinh Beta lactam

Tác dụng phụ của nhóm thuốc trụ sinh Beta lactam có thể kể đến là giảm khả năng cầm máu do ảnh hưởng đến khả năng kết nạp tiểu cầu trong máu, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh trung ương, hoặc gây ra tình trạng sỏi thận,..

Kháng sinh nhóm Aminoglycosid

Nhóm kháng sinh Aminoglycosid có tính đặc trị và tiêu diệt vi khuẩn cao, thường được dùng trong việc điều trị các vi khuẩn có khả năng sinh sản mạnh, cần nhiều thời gian và công sức để điều trị.

Nhóm kháng sinh Aminoglycosid thường được dùng cho các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương, viêm màng não,..

Vì tính đặc trị mạnh nên nhóm kháng sinh Aminoglycosid chỉ được sử dụng trong các điều kiện khẩn cấp, và các bệnh nhân có khả năng nhiễm khuẩn cao. Kháng sinh nhóm Aminoglycosid nếu làm dụng và không được sử dụng hợp lý có thể gây nguy hiểm đến con người như gây độc tính cho cơ thể như thận và vùng đầu, làm đầu choáng váng.

Kháng sinh nhóm Macrolid

Nhóm kháng sinh Macrolid thường được chỉ định trong việc điều trị nấm, nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm phổi, viêm xoang,… Là nhóm kháng sinh sinh cực kỳ quan trọng trong việc điều trị nhiễm khuẩn, có cấu trúc và phổ rộng dài hơn Penicillin nên được sử dụng cho những bệnh nhân có phản ứng không tốt đối với Penicillin.

Nhóm kháng sinh Macrolid là nhóm kháng sinh có tính an toàn khá cao và được nhiều bệnh viện lựa chọn để sử dụng cho những bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh như phụ nữ mang thai, chính vì vậy có nhiều loại thuốc thuộc nhóm Macrolid có giá thành đắt đỏ, được xếp vào hàng những loại thuốc có giá thành cao.

Nhưng kháng sinh chỉ tác dụng tốt khi chúng ta sử dụng đúng mục đích và không lạm dụng chúng, chính vì thế việc tham khảo qua ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc là rất quan trọng.

Kháng sinh nhóm Lincosamid

Nhóm kháng sinh Lincosamid khoảng phổ kháng khuẩn tương tự với nhóm kháng sinh nhóm Macrolid được xem như là một loại kháng sinh dùng thay thế cho penicillin nhưng nó không được dùng phổ biến nhiều như Macrolid.

Ta có thể tìm thấy nhóm Lincosamid ở trong các loại thuốc đặc trị nhiễm khuẩn cao như thuốc điều trị mụn trứng cá, nhiễm trùng vùng miệng, nhiễm trùng ở vùng chậu.

Như những nhóm kháng sinh khác Lincosamid cùng gây ảnh hưởng khá nhiều khi chúng ta sử dụng sai cách, những tác dụng phụ ta có thể thấy được như gây ra tình trạng táo bón, ỉa chảy, gây rối loạn quá trình tạo máu,…

Kháng sinh nhóm Phenicol

Kháng sinh nhóm Phenicol là loại kháng sinh ít được sử dụng bởi vì những tác dụng phụ mà nó gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Nhóm kháng sinh này gây ra tình trạng trụy mạch, hội chứng xám gây tím tái cực kỳ nguy hiểm đối với con người đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Kháng sinh nhóm Cyclin

Kháng sinh nhóm Cyclin có phổ khuẩn tác dụng lên cả gram âm và gram dương, ngoài ra nó còn tác động lên các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí.

Những nhóm Cyclin này lại có khá nhiều tác dụng phụ có thể nói đến như gây độc tính ở trên gan, gây ra tình trạng bào mòn và phá hủy răng ở trẻ nhỏ, ngoài ra còn khiến trẻ nhỏ chậm phát triển hơn.

Thuốc trụ sinh thường dùng để làm gì?

+ Thuốc trụ sinh có tác dụng kìm hãm vi khuẩn.

Thuốc trụ sinh có tác dụng kìm hãm vi khuẩn như hạn chế khả năng tấn công và xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Ngoài ra, thuốc trụ sinh còn hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn, hạn chế sự lây lan đến các tế bào xung quanh.

+ Thuốc trụ sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

Như một phát minh lớn của thế giới, thuốc trụ sinh ngoài khả năng kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn thì chúng còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Ngăn chặn sự hình thành của nhóm khung bảo vệ vi khuẩn và quá trình tổng hợp protein ở vi khuẩn, vì vậy khi không còn màng bảo vệ vi khuẩn dễ dàng bị tấn công và tiêt diệt hơn.

+ Cản trở sự sinh trưởng của vi khuẩn.

Ngoài khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn thì thuốc trụ sinh còn có khả năng ức chế tổng hợp khả năng tổng hợp acid nucleic ở vi khuẩn, hạn chế được sự sinh trưởng của vi khuẩn.

Công dụng của thuốc trụ sinh đối với con người

Thuốc trụ sinh giúp tránh được hiện tượng nhiễm trùng sau phẫu thuật

Việc  phát hiện ra khả năng tiêu diệt và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn của thuốc trụ sinh thì thuốc trụ sinh đã được sử dụng nhiều trong các ca phẫu thuật. Được xem là thần dược lúc bấy giờ với khả năng chống lại sự tấn công và gây hại của vi khuẩn.

Chính vì vậy, thuốc trụ sinh được sử dụng khả nhiễu trong quá trình phẫu thuật, nó được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ trong phẫu thuật hiện nay.

Thuốc trụ sinh hỗ trợ điều trị các bệnh viêm, nhiễm

Như đã đề cập trước đó, thuốc trụ sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm nhiễm, viêm do vi khuẩn gây ra.

thuoc-tru-sinh
Thuốc trụ sinh hỗ trợ điều trị các bệnh viêm, nhiễm

Ngoài ra,  các thành phần của thuốc trụ sinh còn tham gia vào quá trình hỗ trợ điều trị bệnh, là một trong những thành phần chính của các loại thuốc điều trị bệnh viêm, nhiễm.

Hạn chế sự tấn công của vi khuẩn đến các cơ quan bên trong

Nhờ khả năng ức chế và tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh, thuốc trụ sinh góp công lớn trong việc hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, tránh tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Đây được xem như là một phát kiến lớn trong y học thế giới.

Những tác dụng “phụ” của thuốc trụ sinh

Ngoài những khả năng thần kỳ trong việc chống lại sự phát triển của vi khuẩn, những nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm những tác dụng phụ mà thuốc trụ sinh mang lại, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người gây ra nhiều hệ lụy đối với con người.

Lạm dụng thuốc trụ sinh khiến cơ thể dễ tăng cân béo phì

Tại sao sử dụng thuốc trụ sinh nhiều dễ khiến cơ thể tăng cân béo phì? Đối với nhiều người việc tăng cân béo phì là do được hấp thụ nhiều thức ăn từ bên ngoài, nhưng đối với những người đang điều trị bệnh bằng thuốc hoặc có sử dụng thuốc hằng ngày thì đây là hiện tượng cơ thể đang phản ứng với những tác dụng của thuốc.

Thuốc trụ sinh khi đi vào cơ thể dễ khiến cho hoạt động của những cơ quan trong cơ thể biến đối, những sự biến đổi thất thường đó ít nhiều gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. 

thuoc-tru-sinh
Lạm dụng thuốc trụ sinh khiến cơ thể dễ tăng cân béo phì

Hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu đi

Không phải tự nhiên mà nhiều người luôn nhắc nhở chúng ta không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, bởi vì ngoài khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh chúng còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Sử dụng kháng sinh lâu ngày có thể làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể tự nhiên của hệ miễn dịch, làm cho cơ thể bị phụ thuộc nhiều vào thực phẩm chức năng từ bên ngoài.

Gây dị ứng, mẩn ngứa ở cơ thể

Những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc trụ sinh là gây ra hiện tượng dị ứng, mẩn ngứa ở cơ thể. Đặc biệt, có những nhóm thuốc trụ sinh được sử dụng để bôi ngoài da thì hiện tượng này dễ xảy ra hơn nữa.

Gây ra tình trạng tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường ruột

Ngoài hình thức tiêm, bôi thuốc trụ sinh có thể đi vào cơ thể con người thông qua việc uống thuốc và đi thẳng đến dạ dày. Tuỳ cơ địa của mỗi người thuốc trụ sinh có thể gây ra tình trang đau bụng râm ran, tiêu chảy và những bệnh liên quan đến đường ruột.

 Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào chúng ta nên hỏi thăm ý kiến  bác sĩ để có cái nhìn khách quan hơn trong việc sử dụng thuốc tránh những hậu quả không tốt ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta sau này.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ cửa hàng: 31 Phú Lộc 7, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng
Số điện thoại: 098 450 51 52
Email: cskh.so@medoan.vn
Trang web: medoan.vn
Fanpage: Dược liệu thiên nhiên Mệ Đoan