Giảm nghẹt mũi cho trẻ ban đêm: 7 Bí quyết hiệu quả giúp bé ngủ ngon.

Để giảm nghẹt mũi vào ban đêm, khi trẻ bị nghẹt mũi, dễ làm bé quấy khóc, khó chịu, khó ngủ làm cho các bậc phụ huynh rất lo lắng. Để giúp các bé có giấc sâu và yên giấc thì cần có các cách giảm nghẹt mũi hiệu quả vào ban đêm cho bé. Trong bài này, Mệ Đoan sẽ đưa đến những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm nghẹt mũi cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi?

Sức đề kháng yếu

Đối với trẻ em có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc các bệnh như cảm, viêm phế quản và có triệu chứng ho, nghẹt mũi,sổ mũi,,…vào thời điểm thời tiết giao mùa hoặc trẻ có tiếp xúc gần với mầm bệnh. Vì vậy các ông bố bà mẹ cần lưu ý tăng sức đề kháng cho con mình bằng cách tiêm phòng dịch đúng quy định, cho trẻ bú sữa mẹ phải tối thiểu trên 6 tháng, bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé.

Do thời tiết thay đổi

Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng hoặc là thời điểm thời tiết giao mùa sẽ làm cho trẻ dễ gặp tình trạng nghẹt mũi về đêm. Tình trạng nghẹt mũi sẽ xuất hiện tần suất nhiều vào gần sáng do lúc này nhiệt độ giảm. Do vậy mà khi gần sáng các mẹ nên bổ sung thêm quần áo ấm cho trẻ để giữ ấm cho trẻ.

giam-nghet-mui
giam-nghet-mui

Mắc bệnh về đường hô hấp

Đối với các bé hay bị nghẹt mũi thường mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: cảm cúm, viêm xoang, ho, viêm phế quản… Với các trẻ nhỏ sơ sinh, trẻ dưới 3 tháng tuổi thường  sẽ dễ nghẹt mũi khi ngủ gây khó thở. Nên các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ kê thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến trẻ bị nghẹt mũi khi tiếp xúc với các dị vật hoặc do yếu tố di truyền. Trẻ em thường tiếp xúc với các dị vật như phấn hoa, bụi, lông động vật, nấm mốc và hóa chất môi trường xung quanh. Khi tiếp xúc vì còn quá nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh khiến cho hệ miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức khi tiếp xúc gây ra viêm mũi và nghẹt mũi. Cũng có một số trường hợp sẽ do di truyền, nếu bố hoặc mẹ có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng trẻ nhỏ sinh ra cũng sẽ mắc bệnh này.

Cách giảm nghẹt mũi khi ngủ cho trẻ

Kê gối cao đầu cho bé dễ ngủ làm giảm nghẹt mũi cho bé

Kê gối cao đầu là một biến pháo đơn giản nhưng hiệu quả để giảm nghẹt mũi cho trẻ nhỏ khi ngủ. Bằng cách đặt gối cao thì trẻ sẽ có tư thế ngủ thoải mái hơn và dễ thở hơn. Thậm chí chỉ cần tăng độ cao gối thêm 1-2 cm cũng có thể cho chất nhầy trong mũi và miệng của bé thoát ra dễ dàng hơn, đồng thời sẽ giúp bé ngủ sâu và yên giấc hơn.

giam-nghet-mui

Làm sạch và thông mũi cho bé để giảm nghẹt mũi

Vệ sinh mũi là điều quan trọng mà mẹ cần thực hiện cho bé trước giờ đi ngủ để giảm nghẹt mũi. Dưới đây là 2 cách vệ sinh mũi thường được các mẹ áp dụng nhất cho con mang lại nhiều hiệu quả  thuyên giảm nghẹt mũi nhanh chóng là nhỏ mũi và rửa mũi cho bé.

Nhỏ mũi: Đây là phương pháp phù hợp khi bé chỉ bị nghẹt mũi ít hoặc cho các bé sơ sinh có niêm mạc mũi nhạy cảm. Mẹ nên nhỏ mũi cho bé khoảng 2-3 lần/ ngày, thường trước khi bé ngủ.

Rửa mũi: Áp dụng khi bé nghẹt mũi nhiều, lâu ngày hoặc khi nhỏ mũi không có hiệu quả.

giam-nghet-mui

Lưu ý: 

  • Đối với trẻ trên 2 tuổi đã biết xì mũi, nên cho trẻ tự thực hiện thao tác này, sau đó lau sạch bằng khăn cho bé.
  • Nếu bé vẫn còn nghẹt mũi, có thể lặp lại việc rửa mũi 1-2 lần nữa
  • Lựa chọn bộ xịt chuyên dụng cho bé như Nebial 3%kit có thể là một phương án hiệu quả. Dịch nhầy mũi được làm loãng nhanh với thành phần muối trương 3%. Dụng cụ rửa Spray-sol giúp phân tán dung dịch thành các hạt siêu nhỏ chỉ 16 micromet sẽ giúp làm sạch mũi sâu.

Làm ẩm không khí trong phòng ngủ của bé để tránh tình trạng giảm nghẹt mũi

Độ ẩm trong phòng ngủ của bé đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đường hô hấp. Không khí quá khô hoặc quá ẩm có thể gây ra các vấn đề đường hô hấp cho bé, khiến niêm mạc mũi của bé khô và dễ bị nghẹt mũi.Nhiệt độ trong phòng luôn phải đảm bảo 27-28 độ C để tạo điều kiện thoải mái cho bé. Điều này giúp duy trì độ ẩm trong không khí ở mức an toàn cho bé.Khi nhiệt độ ẩm trong phòng ổn định sẽ giúp cho bé ngủ thoải mái hơn và làm giảm nghẹt mũi cho bé

giam-nghet-mui

Thoa tinh dầu tràm cho bé góp phần giảm nghẹt mũi

Thoa tinh dầu nhẹ nhàng lên lòng bàn chân của bé  để giảm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và hỗ trợ giữ ấm cơ thể bé hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng khi thoa tinh dầu cho bé. Lựa chọn các loại tinh dầu từ thiên nhiên để an toàn cho bé như tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp,… Khi thoa dầu cho bé cần chỉ một lựa nhỏ để nhẹ nhàng xoa bóp giúp không tổn thương da của bé. Tinh dầu sẽ làm giữ ấm cho bé và giảm nghẹt mũi cho bé khi ngủ. Tránh thoa dầu lên vùng da nhạy cảm như mắt, mũi,…

giam-nghet-mui

Cho bé xông hơi trước khi ngủ

Một cách khác để giảm nghẹt mũi cho bé là sử dụng phương pháp xông hơi khoảng 30 phút trước khi ngủ cho bé. Điều này giúp bé cảm thấy dễ chịu. Sau đây là cách thực hiện cho một chậu nước nóng  sau đó cho bé ngồi gần để hơi nóng bốc lên sẽ làm giảm tình trạng nghẹt mũi cho bé.

giam-nghet-mui

Massage mũi cho bé trước khi ngủ để giảm nghẹt mũi

Đây cũng là một phương pháp đơn giản mà các ông bố bà mẹ có thể làm cho con mình. Sử dụng hai mu bàn tay để ôm nhẹ hai cánh mũi của bé ngay dưới vùng lông mày. Việc này giúp giảm nghẹt mũi khi bé ngủ. Cách này giúp nới lỏng và loại bỏ các chất gây tắc nghẽn trong xoang mũi của bé. Đồng thời, các phụ huy cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Nếu thấy bé vẫn còn nghẹt mũi hoặc có dịch nhầy chảy nhiều kéo dài, hãy tiến hành vệ sinh mũi cho bé rửa mũi để làm sạch và giữ mũi bé được thông thoáng.

Vỗ nhẹ lưng cũng là cách giảm nghẹt mũi khi ngủ cho bé

Vỗ nhẹ phía sau lưng là một  phương pháp sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi ngủ. Phương pháp này là một cách tiếp cận cơ học có thể giúp giảm nghẹt mũi cho trẻ bằng việc kích thích quá trình loại bỏ đờm và dịch tiết trong đường hô hấp của bé. Điều này giúp thông thoáng đường thở của bé và giảm nghẹt mũi, khò khè.

giam-nghet-mui
giam-nghet-mui

Cách thực hiện như sau:

  • Đặt bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng nhẹ trên đùi của bạn, đảm bảo đầu bé đặt cao hơn so với ngực .
  • Sử dụng lòng bàn tay, vỗ nhẹ lưng của bé từ phía sau, bắt đầu từ vùng vai và đi xuống lưng.
  • Thực hiện vỗ nhẹ và nhịp nhàng.
  • Lặp lại quá trình vỗ lưng một số lần để giúp bé loại bỏ đờm hoặc nhầy trong đường hô hấp.

Bằng cách sử dụng các phương pháp đã đề cập ở trên, Mệ Đoan hy vọng rằng các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ vượt qua tình trạng nghẹt mũi ban đêm một cách dễ dàng. Có thể nói, các triệu chứng của trẻ bị nghẹt mũi ban đêm sẽ giảm đi sau 2-3 ngày nếu các bậc phụ huynh chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng của bé có thể trở nên nghiêm tọng hơn và có nguy cơ mắc phải các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hoặc nặng hơn có thể dẫn đến viêm xoang.

Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra các phương án điều trị phù hợp.