Ngạt mũi là tình trạng gây tắc nghẽn hai bên mũi khiến trẻ không thở được, tình trạng này hay gặp phải ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Có rất nhiều phương pháp dân gian để chữa ngạt mũi cho trẻ, vô vàng trong số đó thì mẹ đã nghe qua cách chữa ngạt mũi cho trẻ bằng dầu tràm chưa? Trong bài viết này, Mệ Đoan sẽ hướng dẫn cho mẹ 4 cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm.
Ngạt mũi ở trẻ là gì?
Ngạt mũi có thể hiểu là tình trạng hai bên lỗ mũi bị bít tắc, không lưu thông khí được. Tình trạng này gây cản trở các hoạt động hô hấp của trẻ nhất là khi ngủ. Khi ngủ trẻ không thể thở bằng mũi phải sử dụng miệng khiến cho trẻ em khó có giấc ngủ sâu. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho trẻ, trẻ em sẽ bị ngừng thở nếu ngạt mũi quá nặng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi
Trẻ em dễ bị ngạt mũi vì hệ hô hấp chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch yếu không có khả năng chống lại virus gây bệnh. Cấu tạo khoang mũi của trẻ em hẹp hơn người lớn nên dễ tích tụ các chất nhầy làm cho việc lưu thông khí trở nên khó khăn hơn.
Do thời tiết thay đổi
Khi thời tiết thay đổi, không khi trở lạnh dẫn đến việc trẻ dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, gây ngạt mũi ở trẻ. Một trong số các bệnh lý thường gặp ở trẻ khi trời trở lạnh là tình trạng sổ mũi ở trẻ. Các dịch nhầy do sổ mũi lấp kín bên trong khoang mũi làm cho quá trình lưu thông khí diễn ra khó khăn. Vì cấu tạo đường mũi của trẻ hẹp hơn so với người lớn.
Do viêm mũi dị ứng
Trẻ em rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Tùy thuộc vào mỗi cơ địa của trẻ mà các tác nhân gây dị ứng khác nhau nhưng thường là phấn hoa, bụi mịn, lông chó, lông mèo…
Viêm mũi dị ứng làm cho trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục, mẹ nên chú ý vào các dấu hiệu để phòng và điều trị đúng cách
Do khô mũi
Các chất dịch nhầy có trong mũi trẻ lâu ngày tích tụ nhiều, khô lại, đóng thành các mảng trong mũi làm cản trở việc hô hấp của trẻ. Mẹ nên vệ sinh cho bé 2 lần/ 1 ngày để hạn chế tình trạng khô mũi ở trẻ
Do virus, vi khuẩn gây bệnh
Môi trường ẩm lạnh là điều kiện phù hợp để virus, vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Ở trẻ em, hệ miễn dịch yếu không có khả năng sản sinh ra đề kháng để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế khi bị virus, vi khuẩn tấn công niêm mạc mũi họng ở trẻ gây sưng tấy và ngạt mũi.
Do một số nguyên nhân khác
Môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá, nước hoa… Một số trường hợp bị dị ứng thức ăn và dị ứng thuốc cũng gây ngạt mũi ở trẻ.
Có nên chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm không?
Có nhiều phương pháp chữa trị tình trạng ngạt mũi như là sử dụng bình xịt thông mũi, dụng cụ hút nước mũi, … để làm sạch khoang mũi. Thế nhưng, chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm có phải là một cách hữu ích và an toàn cho trẻ mà mẹ nên áp dụng không?
Tinh dầu tràm được sản xuất bằng phương chưng cất hơi nước từ nguyên liệu 100% lá cây tràm gió thiên nhiên. Trong dầu tràm, có hai tinh chất chủ yếu có công dụng rất tốt cho trẻ sơ sinh:
- Tinh chất Cineol: Đây là một hợp chất hữu cơ có trong dầu tràm, có tác dụng chống viêm rất tốt có thể làm giảm viêm ở đường hô hấp, phổi và các bộ phận khác trong cơ thể.
- Tinh chất α-Terpineol: Hợp chất này có nhiều công dụng như chống nấm, giảm đau, xua đuổi côn trùng… Ở hợp chất này, có một công dũng hữu ích cho trẻ sơ sinh là tính kháng khuẩn. Tinh chất α-Terpineol có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Rất tốt khi sử dụng cho trẻ em.
Ngoài ra, dầu tràm có công dụng làm chất nhầy trong mũi mềm ra giúp trẻ em dễ thở hơn. Sử dụng dầu tràm có thể làm ấm cơ thể cho trẻ tránh cho trẻ bị cảm lạnh. Vì thế, mẹ nên chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm.
4 cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Bôi dầu tràm vào gối của trẻ
Để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm, mẹ nhỏ 1 – 2 giọt dầu tràm vào tay rồi xoa đều sau đó bôi vào gối của trẻ. Như vậy khi ngủ trẻ có thể ngửi được mùi dầu tràm giúp hỗ trợ điều trị sổ mũi, ngạt mũi ở trẻ. Mẹ làm như vậy giúp trẻ có một giấc ngủ ngon không bị quấy khóc.
Massage cho trẻ bằng dầu tràm
Mẹ có thể bôi một ít dầu tràm vào các vùng trẻ bị nhiễm lạnh để giữ ấm cơ thể. Đặc biệt, mẹ nên bôi vào chân và massage cho trẻ vì massage ở chân giúp lưu thông mạch máu các chi dưới rõ ràng bao gồm cả phổi.
Pha loãng dầu tràm với nước tắm cho trẻ
Pha loãng tinh dầu tràm vào nước tắm cũng là một phương pháp chữa trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Khi chuẩn bị nước tắm, mẹ cho một ít tinh dầu tràm vào nước rồi hòa tan, hơi ấm của nước cùng với tinh dầu tràm giúp cải thiện các triệu chứng ngạt mũi ở trẻ.
Sử dụng tinh dầu tràm để xông hơi
Nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm vào máy xông hơi hoặc máy phun sương với nước ấm để tinh dầu có thể khuếch tán trong không khi. Trong tinh dầu tràm có chứa tinh chất α-Terpineol có tính kháng khuẩn nên khi tinh dầu khuếch tán trong không khí có thể diệt được các tác nhân gây hại trong không khí. Giúp cho bé đỡ bị ngạt mũi và có thể phòng các bệnh cảm cúm.
Những lưu ý khi chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Không bôi trực tiếp vào mũi
Mẹ lưu ý khi sử dụng dầu tràm để chữa ngạt mũi không nên bôi trực tiếp vào vùng mũi. Vì dầu tràm có tính nóng nhẹ nên có thể gây bỏng rát ở trẻ. Mẹ có thể nhỏ một ít dầu tràm vào gối hoặc pha loãng dầu tràm với nước rồi thấm vào khăn để ở cổ bé. Việc này tránh gây hại đến bé mà còn giúp bé đỡ bị ngạt mũi.
Lựa chọn sản phẩm uy tín
Hiện nay, dầu tràm ngày càng được các mẹ ưa chuộng để dùng cho trẻ sơ sinh. Chính vì thế, có rất nhiều dầu tràm không rõ nguồn gốc, pha nhiều tạp chất được bán rộng rãi tại thị trường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ nên mua dầu tràm tại các hiệu thuốc uy tin: Long Châu, An Khang,… hoặc trong các cửa hàng cho trẻ: Con Cưng, Kids Plaza, Bibomart,…
Sử dụng đúng liều lượng
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ không nên sử dụng quá nhiều dầu tràm. Chỉ nên sử dụng 3 – 4 lần/ 1 ngày và mỗi lần sử dụng chỉ từ 3 – 4 giọt. Vì dầu tràm có nồng độ cao nên sử dụng quá nhiều có thể gây choáng váng.
Thử phản ứng của trẻ trước khi sử dụng
Nếu đây là lần đầu tiên bé sử dụng dầu tràm, mẹ nên thử phản ứng của trẻ trước khi sử dụng trực tiếp lên trẻ. Mẹ pha loãng dầu tràm với nước rồi nhỏ vào tay, chân bé để kiểm tra. Nếu da bé có tình trạng bỏng, kích ứng, mẩn đỏ… mẹ nên ngừng sử dụng ngay. Ngược lại, nếu không có dầu hiệu nào mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Nơi mua dầu tràm chữa ngạt mũi trẻ sơ sinh hiệu quả
Dầu tràm Mệ Đoan có nguồn gốc từ thiên nhiên không pha lẫn tạp chất, thành phần từ 100% lá cây tràm gió nên mẹ có thể lựa chọn sản phẩm dầu tràm từ thương hiệu Mệ Đoan để sử dụng cho bé. Mẹ có thể mua dầu tràm tại các cửa hiệu thuốc lớn Long Châu, An Khang và có thể mua trực tiếp tại website Mệ Đoan để được giao hàng nhanh chóng.
Như vậy, Mệ Đoan đã chia sẻ các cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm hiệu quả an toàn tại nhà cho trẻ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ không còn lo ngại khi sử dụng dầu tràm để chữa ngạt mũi cho trẻ.