Chiến thắng cơn sốt ở trẻ em: 7 Bí quyết chăm sóc trẻ em sốt tại nhà hiệu quả.

Trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, việc đối mặt với tình trạng sốt ở trẻ em là điều không thể tránh khỏi. Sốt ở trẻ em không chỉ là nỗi lo của các bậc bố mẹ mà còn là một thách thức đối với người chăm sóc. Sốt ở trẻ em có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau, cần được xử lý một cách lỹ lưỡng để tránh các biến chứng không mong muốn cho trẻ. Trong bài viết này, Mệ Đoan sẻ cho mọi người khám phá hiểu sâu hơn về vấn đề sốt ở trẻ em.

Sốt ở trẻ em là gì?

Sốt ở trẻ em là hiện tượng thường gặp ở trẻ, đó là sự phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiều loại bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể của trẻ thường sẽ dao động trong khoảng từ 36,5 đến 37,5 độ C là bình thường. Khi trẻ bị sốt , nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên mức 38 độ C.

sot-o-tre-em

Cơ thể có các cơ chế tự điều chỉnh nhiệt độ để duy trì mức độ nhiệt độ bình thường cho cơ thể. Cụ thể thì các cơ quan như não, da, cơ và mạch máu tham gia trong quá trình này bằng cách sau:

  • Điều chỉnh lượng mồ hôi tiết ra qua da để làm mát cho cơ thể
  • Điều chỉnh lương máu chảy đến bề mặt da để kiểm soát nhiệt độ
  • Điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể.
  • Thích nghi với nhiệt độ không gian bằng cách thay đổi môi trường hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng.

Ngoài ra,sốt ở trẻ em nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể biến đổi theo các thời gian khác nhau trong ngày: thân nhiệt của bé thấp hơn một chút vào buổi sáng và cao hơn một xíu vào buổi tối, thân nhiệt tăng lên khi trẻ chạy nhảy, chơi đùa và tập thẻ dục. Đây là phản ứng sinh lý bình thường của một đứa trẻ không phải dấu hiệu của sốt.

Nguyên nhân dẫn đến sốt ở trẻ em

sot-o-tre-em

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi sốt ở trẻ nhỏ , các cơ quan điều chỉnh nhiệt độ vẫn sẽ hoạt động tích cực để kiểm soát nhiệt độ cơ thể trẻ, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp ở ở trẻ nhỏ:

  • Nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng có thể sẽ kích thích các cơ chế bảo vệ tự nhiên bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến sốt.
  • Tiêm vacxin: Một số trẻ nhỏ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm vacxin. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và không có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đã được uống thuốc hạ sốt, trẻ cần được đưa đến các cơ sở ý tế gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Mặc quần áo dày hoặc quá chặt: Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh vì trẻ vẫn chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt tốt như trẻ lớn. Do đó, bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho bé mặc quá kín, gây cảm giác bí bách. Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị sốt, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra.
  • Trẻ nhỏ mọc răng: Thông thường, trẻ sẽ bị sốt nhẹ khi mọc răng. Lúc này thân nhiệt trẻ dao động khoảng 38- 38,5 độ C.
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra: cảm lạnh, cảm cúm,…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Trẻ mới được truyền máu…….

Các triệu chứng sốt ở trẻ em

Kèm với việc tăng nhiệt độ, sốt ở trẻ em có thêm các triệu chứng sau:

  •  Mệt mỏi, không chơi đùa
  • Biếng ăn, không chịu ăn
  • Dễ quấy, dễ khóc
  • Đau nhức đầu, đau nhức toàn thân
  • Nôn mửa
  • Khát nước liên tục
  • Nặng sẽ xuất hiện co giật ( sốt cao)

Cách đo thân nhiệt cho trẻ 

Đo thân nhiệt ở nách: Đây là cách đo nhiệt độ dễ thực hiện nhất khi sốt ở trẻ em nhưng độ chính xác không cao như những cách  thực hiện khác. Mẹ lau khô nách trẻ sau đó đưa nhiệt kế vào nách bé áp sát khuỷu tay vào ngực, giữ yên trong 4-5 phút.

Đo thân nhiệt bằng miệng: Mẹ vệ sinh nhiệt kệ thất kỹ sau đó đặt lên lưỡi của trẻ, giữ nhiệt kế bằng môi. Cho trẻ giữ yên nhiệt kế trong vòng 1 phút đối với nhiệt kế điện tử hoặc 3 phút đối với nhiệt kế thủy ngân.

Đo thân nhiệt ở tai: Mẹ đạ nhiệt kế vào tai của trẻ và giữ yên trong vòng 2 phút. Cách đo nhiệt độ này chỉ nên sử dụng khi trẻ đã được trên 6 tuổi. Nếu trẻ vừa ở trời lạnh vào, mẹ nên đợt ít nhất 15 phút mới tiến hành đo nhiệt độ ở tai cho bé.

Đo thân nhiệt ở trực tràng: Cách đo nhiệt độ này cho kết quả đo chính xác nhất và thường được dùng ở trẻ sơ sinh. Mẹ đạt trẻ trong tư thế nằm sấp, bôi chất bôi trơn lên đầu đo nhiệt kế sau đó đặt vào hậu môn của trẻ và giữ yên trong vòng 1 phút đối với nhiệt kế điện tử và 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân.

Các bậc phụ huynh lưu ý nên dùng nhiệt kế kỹ thuật số thay cho nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cho bé vì loại này dễ vỡ và khi chung bị vỡ có thể gây tổn thương cho bé và khiến bé bị nhiễm độc của thủy ngân có trong nhiệt kế.

Cách chăm sóc sốt ở trẻ em tại nhà

Chườm, lau người hoặc tắm cho trẻ với nước ấm

Khi sốt ở trẻ em, biện pháp giúp hạ sốt cho trẻ nhanh chóng chính là chườm, lau người hoặc tắm cho trẻ bằng nước ấm. Điều này sẽ giúp cho trẻ được thư giãn, dễ chịu hơn. Tuy nhiên thì mẹ nên lưu ý thời gian tắm cho trẻ cần nhanh gọn tầm 10 phút, nhiệt độ nước phải đảm bảo độ ấm vừa phải và không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh trong lúc trẻ đang bị sốt. Đặc biệt lưu ý cách hạ sốt này không áp dụng cho trẻ sơ sinh và các trẻ còn quá nhỏ.

sot-o-tre-em

Kiểm tra và giám sát thân nhiệt 

Khi sốt ở trẻ em, thân nhiệt của trẻ tăng cao khiến trẻ cảm khó chịu và mệt mỏi. Mẹ có thể hạ nhiệt cho trẻ bằng cách sau: Cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường sẽ là thuốc hạ sốt acetaminophen hoặc ibuprofen..

sot-o-tre-em

Lưu ý, mẹ không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ nhỏ, nhất là các cơn sốt liên quan đến thủy đậu, bệnh nhiễm trùng do virus. Hơn thế nữa trong một số trường hợp khi sử dụng aspirin có thể khiến trẻ bị suy gan. Và ngoài ra thì các mẹ nên tránh sử dụng ibuprofen cho các trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc đang có dấu hiệu của mất nước.

Cho bé uống nhiều nước 

sot-o-tre-em

Thân nhiệt của trẻ nhỏ tăng cao do sốt khiến trẻ dễ bị mất nước. Do đó, các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra các mẹ có thể cho bé ăn thức ăn dạng lỏng như cháo loãng, súp,…để bổ sung nước và dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ tuyệt đối không cho bé uống nước ngọt và trà vì chúng sẽ khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. 

Nếu như sốt trẻ em có biểu hiện nôn mửa nhiều các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về một số loại nước giúp trẻ bù nước và bù điện giải. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, các mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng cách tăng số cữ bú cho bé.

Chú ý quan sát biểu hiện sốt ở trẻ nhỏ

Sốt ở trẻ nhỏ điều quan trọng nhất chính là theo dõi các biểu hiện của trẻ. Điều này giúp phát hiện kịp thời các vấn đề ý tế và có biện pháp can thiệp phù hợp. Sốt thường là một trong những dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu nhiệt độ cơ thể  của trẻ giảm xuống dưới mức 39 độ C , trẻ đã được cung cấp đủ nước nhưng lại vẫn cảm thấy mệt mỏi và các triệu chứng sốt khác không có dấu hiệu cải thiện thì cần đưa trẻ đến cơ sở y thế để điều trị.

Lựa chọn những quần áo phù hợp

Mặc quần áo nhiều hoặc quá ít cho trẻ sẽ làm tăng nguy cơ sốt ở trẻ. Khi mặc nhiều quần áo thân nhiệt trẻ tăng nhanh khiến trẻ bị sốt. Còn khi cho trẻ mặc quần áo quá mỏng sẽ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, lúc này cơ thể trẻ phải sản sinh nhiều nhiệt hơn bình thường, khiến cho trẻ bị sốt cao hơn. Do đó, các ba mẹ nên cho trẻ mắc quần áo phù hợp với nhiệt độ của môi trường xung quanh, đảm bảo sự thông thoáng và thoải mái cho trẻ.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Sốt ở trẻ em  khiến trẻ cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên lúc này các mẹ nên chú ý cho trẻ ăn đầy đủ , không bỏ bữa, bổ sung nhiều dinh dưỡng thường ngày, để cung cấp dầu đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để chiến đấu với bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng sốt nhanh chóng.

sot-o-tre-em

Chế độ dinh dưỡng của trẻ khi bị sốt phải đảm bảo có đủ lượng protein cho cơ thể, ít chất bé và cung cấp đủ lượng calo cho các hoạt động của trẻ. Thông thường, 2-3 ngày đầu kể từ khi bắt đầu sốt, các mẹ nên cho trẻ ăn thực ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, ngũ cốc và bổ sung thêm vitamin cho trẻ như ép trái cây hoặc các loại trái cây mềm như chuối, cam, đu đủ,… Khi trẻ sốt các bậc phụ huynh nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay và chứa nhiều chất xơ.

Một số lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ nhỏ

Khi chăm sóc trẻ bị sốt, các mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Không ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn vì điều này có thể làm trẻ cảm thấy sợ hãi và tình trạng biếng ăn trở nên nghiêm trọng hơn.Thay vào đó, hãy thay đổi các món ăn, cách chế biến để tạo ra những món ăn hấp dẫn hơn, kích thích sự thèm ăn của trẻ.
  • Sốt làm trẻ cảm thấy mệt mỏi và dễ quấy, vì vậy trả cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn so với bình thường.
  • Lựa cho quần áo cho trẻ cần lựa những loại có thoải mái nhưng đủ ấm để trẻ dễ dàng hoạt động.
  • Luôn đảm bảo phòng của trẻ có độ thông thoáng và duy trì nhiệt độ phù hợp.

Cần đưa bé đến bệnh viện khi nào?

Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà , nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện sau , phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế ngay lập tức:

  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
  • Da xanh xao, tái nhợt
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi hoặc có hệ miễn dịch suy giảm và bị sốt trên 38 độ C
  • Trẻ sốt bàn tay, bàn chân lạnh
  • Nôn mửa nhiều
  • Trẻ sốt phát ban
  • Khóc liên tục
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng
  • Thân nhiệt trẻ không giảm sau khi đã uống hạ sốt

Các bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ thường mắc phải khi bị sốt

Sốt ở trẻ là dấu hiệu ban đầu của các bệnh nguy hiểm. Một số trường hợp bệnh lý nguy hiểm gây sốt:

  • Mắc bệnh ung thư
  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm phổi
  • Rối loạn các chức năng não
  • Trẻ bị đột quỵ nhiệt

Một số cách phòng tránh sốt ở trẻ em

Phòng tránh sốt ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần ngăn chặn sự lây lan của virus, vi khuẩn:

  • Đảm bảo giấc ngủ đủ cho trẻ
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y Tế
  • Cho bé ăn theo chế độ ăn khoa học, lành mạnh
  • Tạo thói quen cho trẻ thường xuyên rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Sử dụng những loại tinh dầu để giúp giữ ấm cơ thể bé không bị lạnh và tạo khả năng kháng khuẩn