Sự khác nhau cảm lạnh và cảm cúm: 11 Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa.

Cảm lạnh và cảm cúm? Khi mùa đông đến, vấn đề về sức khỏe thường trở nên phổ biến hơn với tất cả mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong danh sách các bệnh thường gặp vào mùa này, cảm lạnh và cảm cúm là hai trong số những loại bệnh phổ biến nhất. Trong bài này, Mệ Đoan sẽ chia sẻ sâu hơn về sử khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm, cũng như các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho mỗi loại bệnh.

Cùng nhau tìm hiểu về cảm lạnh và cảm cúm

1. Cảm lạnh là gì?

cam-lanh-va-cam-cum

Cảm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp , được gây ra bởi nhiều virus khác nhau. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, thường phổ biến hơn vào những thời điểm trời trở lạnh, do điều kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các virus gây cảm lạnh, đặc biệt là trong môi trường có độ ẩm thấp. Cảm lạnh thường ảnh hưởng chủ yếu đến các cơ quan điểm hình trong đường hô hấp, gồm họng ( gây viêm họng), mũi và xoang (gây viêm xoang).

Người mắc bệnh cảm lạnh thường trải qua các triệu chứng nhẹ nhàng như chảy nước mũi, tắc nghẹt mũi, ho đờm, sốt nhẹ và cảm giác lạnh. Những triệu chứng này thường tiến triển dần dần và khiến cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày và thường tự giảm dần và khỏi bệnh trong vòng 7 đến 10 ngày.

2. Cảm cúm là gì?

Cảm cúm được gọi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Influenza gây ra và lây lan truyền qua đường hô hấp. Cảm cúm thường được gây ra bởi các chủng virus A và B, những loại virus linh hoạt có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục qua mỗi năm. Do đó, người có thể mắc cảm cúm nhiều lần trong đời nếu không tiêm vắc xin phòng cảm cúm hằng năm.

cam-lanh-va-cam-cum

Tương tự như cảm lạnh, cảm cúm biểu hiện qua các triệu chứng như sốt, sổ mũi, đau họng, khó thở, run rẩy, mệt mỏi, cảm giác lạnh. Tuy nhiên các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng hơn và thường có đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức toàn thân, nhức cơ, đau đầu kéo dài. Ở trẻ nhỏ, cảm cúm thường được nhận biết qua các dấu hiệu như trẻ quấy khóc, khó chịu không rõ nguyên do, tăng sự kích thích, nôn mửa.

Bệnh cảm cúm lan truyền nhanh chóng qua đường hô hấp, khi người bệnh phát ra virus cúm qua hơi thở khi nói chuyện hoặc hắc xì hơi. Cảm cúm không phải là một bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, cảm cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi và thậm chí là dị tật đối với mẹ bầu, gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Các nhóm người có nguy cơ cao bị cúm và phát triển biến chứng nguy hiểm bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền hoặc suy yếu hệ miễn dịch như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, béo phì.

11 Triệu chứng để phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm.

Cảm lạnh và cảm cúm đều là những bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, được gây ra bởi các tác nhân khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm lâm sàng của hai bệnh này thường có sự tương đồng, làm cho việc nhận biết và phân biệt trở nên khó khăn. Nhìn chung, các triệu chứng của cảm cúm thường nghiêm trọng và kéo dài hơn so với cảm lạnh thông thường. Dưới đây là 11 triệu chứng để phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm.

Triệu chứng Cảm lạnh Cảm cúm
Sốt Sốt nhẹ Sốt cao từ 39-40 độ C
Đau đầu Thỉnh thoảng Thường gặp
Hội chứng đau Hầu như không đau, nếu có đau thì chỉ là đau nhẹ và nhanh chóng hết sau vài ngày Thường gặp, người bệnh thường đâu nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều ngày
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể Không xuất hiện triệu chứng này Thường gặp vào thời điểm bắt đầu phát bệnh
Kiệt sức, uể oải Không xuất hiện triệu chứng này Thường gặp vào thời điểm bắt đầu phát bệnh
Nghẹt mũi Thường gặp Thường gặp
Hắc xì hơi Thường gặp Thường gặp
Đau họng Thường gặp Thường gặp
Khó chịu, tức ngực, ho Chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình, ho khan nhẹ và nhanh chóng khỏi trong vài này Thường gặp, biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng, thường ho dữ dội, liên tục và kéo dài trong vài tuần ngay cả khi đã khỏi bệnh
Buồn nôn, tiêu chảy Hiếm khi Đôi khi. thường gặp ở trẻ em

cam-lanh-va-cam-cum

Sự khác nhau về cảm lạnh và cảm cúm.

1. Khác nhau về nguyên nhân gây bệnh giữa cảm lạnh và cảm cúm.

Bệnh cảm lạnh có thể được gây ra bởi hơn 200 loại virus khác nhau, trong đó loại virus phổ biến nhất là Rhinovirus, với hơn 100 chủng khác nhau. Ngoài ra, cũng có các loại virus thường gặp khác như Coronavirus (không phải là loại virus gây ra đại dịch vào năm 2019), Enterovirus,…

Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus cúm (Influenza virus) với 3 chủng loại gây bệnh ở người là cúm chủng A,B và C. Trong đó,virus cúm chủng A và B là nguy hiểm và phổ biến hơn so với chủng C.

2. Khác nhau về biểu hiện của bệnh cảm lạnh và cảm cúm.

Các biểu hiện của cảm lạnh thường xuất hiện một cách chậm rãi. Thông thường, bệnh bắt đầu bằng triệu chứng đau họng và thường dần hết sau vài ngày. Tiếp theo, các triệu chứng liên quan đến mũi như chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và ho, thường xuất hiện vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5. Sốt nhẹ triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Cảm lạnh thường tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần tùy thuộc vào tình trạng sức skhoer và quá trình điều trị.

Trái lại, cảm cúm thường biểu hiện bằng việc xuất hiện sốt cao 39 đến 40 độ C và một số trường hợp nặng có thể lên đến 41 độ C, kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Ngoài ra, sốt cao thường đi kèm với hội chứng đau nhức cơ bắp, đặc biệt là vùng cơ lưng dưới, đau đầu dữ dội, đau bụng, mỏi mệt, suy nhược, ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy… Các biểu hiện của cảm cúm thường xuất hiện nhanh chóng, đột ngột và nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh thông thường, kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

3. Khác nhau về một số biến chứng của cảm lạnh và cảm cúm.

Bệnh cảm lạnh thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên có thể tăng khả năng gây ra các cơn hen suyễn ở những người bị bệnh hen suyễn. Một số biến chứng phổ biến của cảm lạnh có thể là tắc nghẽn xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản.

Bệnh cảm cúm thì ngược lại, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của người bệnh. Các biến chứng có thể gồm viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, suy đa cơ quan (suy thận, suy hô hấp), viêm cơ, tiêu cơ vân, nhiễm trùng huyết, viêm đường tiết niệu. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mắc bệnh cảm cúm có thể gây ra dị tật thai nhi , thai lưu hoặc sảy thai, vì đây là giai đoạn nhạy cảm khi thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể.

Biến chứng nguy hiểm nhất mà cảm cúm có thể gây ra là hội chứng Reye, gây sưng phù ở não và gan, thường xảy ra ở trẻ em từ 2 đến 16 tuổi. mặc dù hiếm gặp nhưng chúng ra các hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và tỷ lệ tử vong cao. Hội chứng Reye xuất hiện đột ngột sau vài ngày từ khi bắt đầu cảm thấy khỏe mạnh, khi triệu chứng của cúm dần giảm, trẻ có thể bị mê sảng, nôn mửa, co giật, hôn mê sau và tử vong.

4. Sự khác nhau về các biện pháp phòng ngừa cho cảm lạnh và cảm cúm.

Cảm lạnh là một bệnh lý về đường hô hấp nhẹ nhàng, hiện không có vắc xin phòng cảm lạnh. Bệnh này thường tự  khỏi trong vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số là một số biện pháp phòng ngừa cảm lạnh:

  • Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các vật dụng không rõ tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu không có xà phòng và nước, thì có thể sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn hoặc các sản phẩm nước rửa tay khô. Virus gây ra cảm lạnh có thể tồn tại trên bề mặt da tay trong nhiều giờ, do đó việc rửa tay sạch sẽ thường xuyên có thể phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.
  • Hạn chế tiếp xúc tay vào các bộ phận chứa dịch tiết của cơ thể như mũi, miệng, mắt khi chưa rửa sạch tay.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh, virus có thể lây nhanh chóng của đường tiếp xúc gần.

Đối với cảm cúm, đây là bệnh liên quan đến hô hấp do virus cúm gây ra. Biện pháp ngừa hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng ngừa cúm hàng năm. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp ngừa cúm sau:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người mắc cúm, virus có thể lây lan qua người khỏe mạnh khi hít phải giọt bắn từ người bệnh hắc xì hơi hoặc nói chuyện.
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước hoặc sử dụng cồn khử khuẩn, nước rửa tay khô.
  • Tránh chạm tay vào các cơ quan chứa dịch thể như mắt, mũi, miệng.
  • Duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và stress.
  • Uống đủ nước và bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Cách phòng ngừa tối đa cảm lạnh và cảm cúm.

Để phòng ngừa cả cảm lạnh và cảm cúm , có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiêm vacxin phòng ngừa cúm hằng năm để tạo sự phòng vệ cho cơ thể.
  • Tăng cường sức khỏe bằng việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua việc ăn uống lành mạnh gồm rau xanh, trái cây giàu vitamin, cũng như duy trì cân đối các nhóm dưỡng chất như chất béo, tinh bột và chất đạm.
  • Giữ cơ thể ấm trong mùa lạnh bằng cách mặc đủ ấm trạng ra ngoài thời tiết lạnh, sử dụng tinh dầu để giữ ấm như tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp….

cam-lanh-va-cam-cum

  • Duy trì vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh tay và các cơ quan chứa dịch tiết như mắt, mũi, miệng.
  • Sử dụng thuốc kháng virus có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
  • Súc miệng hoặc rửa mũi bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và virus.
  • Hạn chế tụ tập nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh cảm lạnh và cảm cúm.