7 điều hữu ích về cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Mẹ đã biết đâu là cách tắm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà hay chưa? Tắm cho trẻ sơ sinh nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là một thách thức lớn đối với những người mới làm cha, làm mẹ. Vì vậy, việc biết những cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà giúp bố mẹ có thể tự tin hơn trong việc vệ sinh cho trẻ.

Thông qua bài viết này, Mệ Đoan cũng mong muốn được chia sẻ một ít kiến thức thường ngày để bố mẹ có những thông tin hữu ích nhất trong việc chăm sóc trẻ.

Tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

Hiện nay, với xu thế ngày càng hiện đại có hàng vạn cách để bố mẹ có thể tắm cho trẻ sơ sinh, nhưng theo nhận định từ Tổ chức y tế thế giới WTO, thì việc tắm cho trẻ mới sinh nên được thực hiện sau lúc bé chào đời từ khoảng 6 đến 12 tiếng. Điều này giúp cho sợi dây liên kết giữa mẹ và bé được bền chặt hơn, ngoài ra còn tránh được việc tiếp xúc nước quá nhanh mất đi màng ẩm tự nhiên trên cơ thể bé.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh nghe có vẻ dễ nhưng việc thực hiện được điều đó thì không đơn giản chút nào, tắm cho trẻ sơ sinh ngoài cần sự khéo léo, tỉ mỉ còn cần sự kiên nhẫn học hỏi qua từng lần tắm cho bé để có thể mang lại cảm giác thoải mái mỗi khi tắm cho bé. Cơ thể trẻ sơ sinh vốn mong manh, xương quá nhỏ bé, chính vì vậy mỗi thao tác, mỗi hành động của mẹ đều ảnh hưởng đến bé.

Tắm cho trẻ sơ sinh cần quan tâm đến nhiều yếu tố như nước tắm cho bé bao nhiêu độ, cần chuẩn bị khăn tắm và áo quần như thế nào, chất liệu ra làm sao, cần làm gì sau khi tắm để bé cảm thấy thoải mái và thư giãn. 

Thông qua những chia sẻ dưới đây Mệ Đoan mong muốn được mang những thông tin hữu ích đến mẹ, để mẹ có thể đơn giản đi  những quy trình chăm sóc trẻ.

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu độ?

Nói đến việc tắm cho trẻ thì không thể không nói đến nhiệt độ nước tắm cho trẻ. Làn da trẻ nhỏ vốn rất mong manh, vì vậy mẹ cần phải điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp để tránh trẻ bị lạnh quá hay bị nóng quá.

Nhiệt độ nước tắm lý tưởng 38 độ C vào mùa hè và thấp hơn 49 độ vào mùa đông, bố mẹ có thể đo nước bằng tay mình nhưng điều này có sự chênh lệch nhiệt độ khá nhiều, hoặc mẹ có thể đo bằng nhiệt kế nếu mới tắm lần đầu cho bé.

cach-tam-cho-tre-so-sinh
Nhiệt độ nước tắm phù hợp giúp bé thoải mái hơn.

Nhiệt độ nước tắm ảnh hưởng khá nhiều đến cảm giác của bé trong khi tắm, nước tắm phù hợp giúp bé hứng thú hơn trong việc tắm , giảm việc trẻ nháo, quấy khóc mỗi khi mẹ muốn tắm cho bé.

Các cách tắm cho trẻ sơ sinh hiện nay

Tắm cho trẻ sơ sinh từ lâu đã là nỗi băn khoan của rất nhiều phụ huynh, không chỉ tắm như thế nào, lượng nước ra làm sao mà còn phải đảm bảo bé luôn cảm thấy an toàn và hành phúc khi được tắm cùng mẹ. Vậy hãy bỏ túi ngay cho mình 2 cách tắm vừa đơn giản vừa hiệu quả này nhé.

Cách 1: Tắm toàn bộ từ trên xuống

Tắm toàn bộ từ trên xuống hay còn gọi là tắm thả, phương pháp này phù hợp cho những bé trên 2 tháng tuổi, khi mà bé đã có được thời gian tiếp xúc với môi trường ngoài, việc tắm toàn bộ từ trên xuống giúp cho mẹ dội đi nhanh xong những chất dơ bám trên người bé. Mẹ có thể để nước từ từ đổ xuống từ vùng cổ chảy dần dần xuống phía dưới cơ thể, mẹ có thể từ từ lau cho bé từ phần cổ, bụng, bộ phận sinh dục, chân và tay.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp này là mẹ nên để ý nhiệt độ tắm cho bé, mẹ nên đảm bảo rằng nhiệt độ nước tắm cho bé không quá nóng cũng không nên quá lạnh. Ngoài ra, mẹ cùng cần điều chỉnh tốc độ nước chảy xuống để tránh hiện tượng trẻ bị trớ, ngợp.

Cách 2: Tắm từng bộ phận

Cách tắm này được sử dụng khi bé từ khoảng vài ngày tuổi, trẻ còn hạn chế trong việc tiếp xúc quá nhiều với nước. Trong phương pháp này, mẹ có thể sử dụng khăm mềm có thấm với nước ấm để lau nhẹ nhàng từng vùng trên cơ thể bé như vùng cổ, nách, bụng, mông, bẹn và ngấn da.

cach-tam-cho-tre-so-sinh
Cách tắm cho trẻ sơ sinh – Tắm từng bộ phận.

Việc tắm từng bộ phận bằng khăn mềm thường được nhiều mẹ áp dụng khi thời tiết quá lạnh hay bé bị cảm cúm buộc phải tránh ngâm nước. Tùy từng phương pháp, tùy từng tình huống mà mẹ có thể chọn cho mình cách tắm để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Chia thời gian để tắm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Để tắm cho trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ nên chia thời gian tắm cho trẻ, điều này không chỉ tiết kiệm được thời gian cho mẹ mà còn giúp mẹ chuẩn bị được những thứ cần thiết trong quá trình tắm cho bé.

Mẹ có thể chia thời gian tắm cho bé thành 3 giai đoạn như dưới đây:

  • Trước khi tắm

Trước khi tắm thường là những công đoạn chuẩn bị những thứ cần dùng trong quá trình tắm cho bé. Mẹ có thể chuẩn bị những thứ như khăn lau cho bé, nước tắm, thau tắm, sữa tắm, dầu gội và những vật dụng cần dùng sau khi tắm như phấn rôm, kem dưỡng cho bé, tinh dầu thiên nhiên đuổi muỗi,…

  • Trong khi tắm

Giai đoạn quan trọng nhất trong việc tắm cho trẻ là giai đoạn trong khi tắm, khi tắm cho bé mẹ nên để nước tầm khoảng bắp chân bé, sau đó để bé quen với nhiệt độ nước rồi lần lượt thêm nước từ từ.

Tắm cho bé từ phần đầu, cổ, nách, bụng và dần dần đi xuống dưới, mẹ nên vệ sinh kỹ ở những vùng như nách, mông và bộ phận sinh dục của bé để đảm bảo trẻ tránh được việc bị hăm, viêm da.

Tuyệt đối tránh việc dội nước quá nhanh, hoặc đổ nước từ trên cổ xuống vì điều này có thể làm trẻ bị trớ, khó chịu trong việc hít thở.

  • Sau khi tắm

Việc chăm sóc trẻ sau khi tắm cũng quan trọng không kém việc tắm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị những áo quần, khăn tắm có chất liệu mềm mại để tránh bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu sau tắm .

Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị các sản phẩm như phấn rôm, tinh dầu thiên nhiên để đuổi muỗi và bôi vào những chỗ dễ bị hăm, viêm.

Các bước chăm sóc trẻ sau khi tắm

  • Lau nhẹ những vùng nhạy cảm

Sau khi tắm cho bé, mẹ nên dùng tăm bông nhũng nhẹ qua nước muối sinh lý có nồng độ thấp hoặc nước ấm để lau quanh vùng mắt, vành tai, khoang mũi để làm quá trình làm sạch bé được hiệu quả hơn, ngoài ra việc làm sạch kỹ những vị trí như tai, mũi, mắt có thể tránh được việc bé bị các virus cảm cúm tấn công.

  • Thoa phấn rôm cho bé

Thoa phấn rôm cho bé ở những ị trí như gần bẹn, sau lưng, các ngấn da,… có thể giảm thiểu được khả năng trẻ bị hăm, viêm da, giúp cho bé có cảm giác được thoải mái hơn.

  • Để bé được nghỉ ngơi

Việc tắm cũng là một việc giúp bé được thoải mái vui chơi và hoạt động, vì vậy nó tiêu tốn khá nhiều năng lượng của bé. Sau khi tắm và hoàn thành xong những việc chăm sóc da cho bé, mẹ nên để bé được nghỉ ngơi, hoặc cho bé bú một lượng vừa đủ. Điều này giúp nâng cao chất lượng ngủ của bé và giúp bé ngủ sâu hơn.

Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Không nên tắm quá thường xuyên

Dẫu biết việc vệ sinh cho bé là điều rất cần thiết nhưng việc tắm cho bé cần một tần suất phù hợp, chẳng hạn như 1 ngày/ 1 lần vào mùa hè hoặc 3-4 ngày/ 1 lần vào mùa đông. Ngoài việc tắm trực tiếp cho bé bằng nước bố mẹ cũng có thể làm sạch cơ thể bé bằng khăn ấm, lau quanh cơ thể, những chỗ dễ bị ứ đọng mồ hôi.

  • Không nên lau quá mạnh

Làn da mỏng manh của bé rất dễ bị tổn thương, nếu mẹ lau quá mạnh hoặc lau nhiều lần ở một vùng da nào đó có thể khiến cho bé bị rát da, hoặc bị viêm da.

  • Sử dụng quần áo và khăn tắm có chất liệu mềm mại

Việc sử dụng quần áo và khăn tắm có chất liệu mềm mại không chỉ giúp bé có cảm giác thoải mái hơn, mà còn giúp cho bé được hoạt động dễ dàng hơn, chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện.

  • Sử dụng tinh dầu để đuổi muỗi sau khi tắm

Việc đuổi muỗi sẽ chằng bao giờ là thiếu khi trẻ sơ sinh luôn là con mồi béo bở cho những con muỗi. Muỗi không chỉ gây ngứa da bé mà còn là tác nhân lan truyền các bệnh như cảm cúm, sốt xuất huyết. Chính vì vậy, việc đuổi muỗi sau khi tắm cho bé rất quan trọng, điều này giúp mẹ bảo vệ bé tốt hơn.

Nhưng làm thế nào để mẹ có thể chọn lựa cho mình những sản phẩm tinh dầu vừa thiên nhiên, vừa an toàn, lành tính mà không gây kích ứng làn da non nớt của bé. Thấy hiểu được những băn khoăn trăn trở đó, Mệ Đoan đã cho ra mắt trên thị trường nhưng tinh dầu từ thiên nhiên như tinh dầu sả chanh, khuynh diệp và tinh dầu tràm.

cach-tam-cho-tre-so-sinh
Sứ dụng tinh dầu thiên nhiên sau khi tắm

Với những sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, được thông qua kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Quatest 2. Hiện nay, sản phẩm từ nhà Mệ Đoan đã và đang có mặt tại các nhà thuốc và đại lý lớn như Con Cưng, An Khang, Pharmacity,…

  • Kiểm tra nước, vật dụng tiếp xúc với cơ thể bé

Kiểm tra nước và những vật dụng khi tiếp xúc với cơ thể bé tránh được việc bé bị bỏng hoặc cảm thấy quá lạnh khi tám, ngoài ra việc kiểm tra những vật dụng khi tắm giúp hạn chế được những côn trùng như sâu, rác bám lên đó gây ngứa ngày, khó chịu cho bé.

Những lợi ích khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ và bé được tiếp xúc nhiều hơn

Không thể không phủ nhận việc tắm cho bé giúp cho mẹ và bé có được sự tiếp xúc gần gũi và thân mật hơn, điều này giúp cho mẹ và bé được gắn kết bền chặt hơn.

  • Vệ sinh những bụi bẩn bám trên người bé

Một lợi ích không thể thiếu trong việc tắm cho trẻ là mẹ có thể vệ sinh cho bé được sạch sẽ hơn thay vì việc phải sử dụng khăn lau để lau cơ thể bé.

  • Tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn

Trẻ sơ sinh thường bị hạn chế trong việc hoạt động, chính vì vậy việc được tắm là cơ hội giúp bé có những trải nghiệm thực tế hơn, giúp bé cảm thấy vui thích hơn khi được vui vẻ với nước. 

cach-tam-cho-tre-so-sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh giúp tuần hoàn máu của bé tốt hơn

Ngoài ra việc nằm thường xuyên khiến cho tốc độ tuần hoàn và lưu thông máu chậm, khi bé được hoạt động được tiếp xúc với tác nhân ngoài là nước thì có thể giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn và kích thích được những giác quan của bé.

  • Thời điểm vàng để mẹ có thể kiểm tra toàn bộ cơ thể bé

Tắm còn được xem như một bài kiểm tra nhỏ để mẹ có thể biết được những thay đổi bên trong cơ thể bé, những đốm nhỏ, những vết đốt từ côn trùng được lộ ra giúp mẹ có thể chuẩn bị những biện pháp phòng và chữa trị phù hợp.

Tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng nhất hay những cách tắm cho trẻ sơ sinh luôn là những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm, vì vậy thông qua bài viết này Mệ Đoan mong muốn mang đến những thông tin hữu ích nhất cho mẹ, để mẹ có được những phương pháp chăm sóc bé tốt hơn.

Số điện thoại:098 450 51 52

 Email: cskh.so@medoan.vn

 Trang web: medoan.vn

Fanpage: Dược liệu thiên nhiên Mệ Đoan.