Tại sao nên bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh? 4 lưu ý khi sử dụng dầu tràm

Mặc dù dầu tràm có nhiều lợi ích, nhưng có thật sự an toàn khi bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh? Trong bài viết này, Mệ Đoan sẽ cung cấp tất cả thông tin về cách sử dụng dầu tràm cho bé, bao gồm cách bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh, lợi ích và lưu ý khi bôi dầu tràm.

Tại sao nên bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh?

Dầu tràm được tạo ra bằng phương pháp chưng cất hơi nước từ lá cây tràm gió thiên nhiên. Dầu tràm sau khi chưng cất có màu vàng nhạt, có mùi thơm và không gây nóng rát khi thoa.

Thành phần cụ thể trong dầu tràm là Cineol (40-60%) và  α- Terpineol (5-12%). Cineol là hợp chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người khi có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. 

Bên cạnh đó, dầu tràm còn có tác dụng phòng cảm lạnh, phong hàn, thấp và có thể xua đuổi và trị các vết bị côn trùng cắn làm sưng da, ngứa nên đây là sản phẩm được mẹ ưu tiên hàng đầu khi sử dụng cho trẻ nhỏ. 

Dầu tràm có nhiều công dụng hữu ích nhưng mẹ nên lưu ý khi sử dụng dầu tràm để tránh gây hại cho bé.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nên bôi trực tiếp lên bé mà nên đổ một lượng nhỏ ra tay rồi xoa đều, sau đó thoa đều lên bé. Vì trẻ em có làn da mỏng manh và dễ bị kích ứng nên mẹ chỉ lấy một lượng vừa đủ tránh lấy quá nhiều có thể làm nóng da bé. 

Để tránh gây hại đến con, mẹ nên bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh. Việc bôi dầu tràm vào lòng bàn chân đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ vì lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo và liên quan đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Tinh chất Cineol có trong dầu tràm có tác dụng làm nóng sẽ giúp cho trẻ được giữ ấm và có thể ngăn ngừa các bệnh về hô hấp. 

 

boi dau tram vao long ban chan tre so sinh
Bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh

Cách bôi tinh dầu tràm cho bé

Các tinh chất có trong dầu tràm đều lành tính và có các công dụng hữu ích nên tinh dầu tràm có thể sử dụng cho mọi đối tượng kể cả trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ đang băn khoăn không biết sử dụng tinh dầu tràm sao cho hợp lý vì nếu bôi sai cách có thể gây hại cho bé. Thì dưới đây, Mệ Đoan sẽ chia sẻ các cách bôi tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh để không hại cho bé:

Cách 1: Trước khi cho bé tắm

Dầu tràm không chỉ dùng để bôi trực tiếp vào cơ thể mà còn có thể pha loãng vào nước tắm cho bé. Trước khi tắm, mẹ cần chuẩn bị một 15 lít nước ấm khoảng 37 độ C, cho tinh dầu tràm vào nước ấm rồi dùng tay hòa tan. Lưu ý chỉ cho lượng tinh dầu tràm vừa đủ (khoảng 3 -5 giọt) không nên cho quá nhiều có thể làm bỏng da bé. Mẹ cũng không nên dùng nước để rửa mặt cho bé vì nó có thể làm cay mắt hoặc gây kích ứng.

Cách 2: Sau khi bé tắm xong

Sau khi tắm xong cơ thể trẻ em dễ bị nhiễm lạnh và các mạch máu trong cơ thể sẽ co lại ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Vì thế, các mẹ nên nhỏ một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn tay xoa đều rồi bôi dầu tràm vào lòng bàn chân, bàn tay, ngực của bé. Có thể áp dụng để massage cho bé để làm ấp và lưu thông máu.

Cách 3: Sử dụng tinh dầu tràm khi đưa bé ra ngoài

Thời tiết khí hậu nước ta thường thay đổi, điều này khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhiễm lạnh, nhiễm virut nếu mẹ không chăm sóc cẩn thận. Trước khi ra ngoài, mẹ nên chuẩn bị quần áo kín đáo và bôi tinh dầu tràm để giữ ấm cho bé. Mẹ có thể trực tiếp sử dụng dầu tràm thoa lên quần áo hoặc bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh. Vì trẻ em hệ miễn dịch còn yếu nên không có kháng thể để bảo vệ trẻ khỏi những tác hại từ môi trường bên ngoài. 

Dầu tràm ngoài công dụng phòng cảm lạnh, giữ ấm còn có công dụng khác là chống kháng khuẩn vì có tinh chất α-Terpineol có tính sát trùng diệt vi khuẩn, nấm mốc. 

Cách 4: Kết hợp vừa bôi dầu tràm vừa massage

Massage cho bé là một hình thức đáng yêu để tương tác với con, massage giúp cho bé thoải mái, dễ chịu, dễ ngủ hơn. Mẹ sử dụng dầu tràm để massage cho bé vì dầu có độ trơn tránh ma sát giữa tay với da làm đau bé. Mẹ sử dụng một lượng vừa đủ xoa đều ra tay rồi xoa bóp vào các vùng cổ, vai, tay, chân.. từ từ vuốt và xoa bóp từng bộ phận theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Mệ Đoan sẽ mách cho các mẹ một mẹo nhỏ mà mẹ nên áp dụng khi massage là bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh, vì dưới bàn chân là nơi có nhiều huyệt đạo, khi massage giúp cho máu dễ lưu thông hơn và tạo cảm giác thoải mái cho bé. 

 

boi dau tram vao long ban chan tre so sinh
Massage cho bé bằng dầu tràm

4. lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm cho bé

Dầu tràm được các mẹ ưu tiên hàng đầu trong các sản phẩm chăm sóc trẻ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, các mẹ cần đặc biệt lưu ý một số yếu tố sau để bảo vệ bé:

Kiểm tra sản phẩm trước khi sử dụng:

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp vì muốn thu nhiều lợi nhuận nên sản xuất các sản phẩm dầu tràm có pha tạp chất để giúp giảm chi phí sản xuất. Vì thế, mẹ nên lựa chọn sản phẩm tinh dầu tràm tại các chuỗi cửa hàng lớn: Con Cưng, Kids Plaza, các nhà thuốc lớn Long Châu,An Khang… được sự tư vấn của bác sĩ. Mẹ có thể mua online trên Fanpage và Website chính thức của Mệ Đoan để yên tâm khi sử dụng cho trẻ. 

Kiểm tra phản ứng trên da bé:

Dầu tràm mặc dù có thành phần nguyên liệu 100% từ lá tràm thiên nhiên, nhưng trẻ em rất nhạy cảm nên cũng có một số trường hợp trẻ em bị kích ứng, nổi mẩn ngứa với dầu tràm. Trước khi sử dụng cho bé mẹ nên pha một ít tinh dầu tràm với nước rồi nhỏ lên một vùng da bé để xem phản ứng. Nếu vùng da không có hiện tượng bị kích ứng thì mẹ tiếp tục sử dụng dầu tràm cho bé. Ngược lại, vùng da đó xuất hiện mẩn đỏ, kích ứng da… mẹ nên dừng sử dụng sản phẩm ngay để bảo vệ bé.

 

boi dau tram vao long ban chan tre so sinh
boi dau tram vao long ban chan tre so sinh

Liều lượng sử dụng phù hợp:

Dầu tràm có nhiều công dụng nhưng không vì thế mà các mẹ lạm dụng sử dụng dầu tràm quá nhiều, điều đó gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bé. Theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu để tắm hoặc xông hơi cho bé chỉ cần dùng từ 3 -5 giọt pha loãng với nước ấm. Sử dụng 1 giọt là vừa đủ nếu để massage cho bé hoặc để bôi trực tiếp vào lòng bàn tay, bàn chân hoặc bôi vào các nốt muỗi đốt.

Không bôi vào vùng da nhạy cảm:

Vì dầu tràm có tinh chất Cineol nên có tính nóng nhẹ nên các mẹ lưu ý không nên bôi trực tiếp vào các vùng nhạy cảm như da mặt, đầu, bẹn… Để bôi các vùng này mẹ nên pha loãng với nước ấm rồi dùng khăn lau cho bé. Đối với những vùng da khác, mẹ có thể trực tiếp bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh hoặc lòng bàn tay trẻ sơ sinh và massage nhẹ nhàng. Không nên bôi trực tiếp dầu tràm vào các vết thương hở có thể gây nhiễm trùng hoặc kích ứng với da bé.

boi dau tram vao long ban chan tre so sinh
boi dau tram vao long ban chan tre so sinh

Hy vọng sau khi đọc những thông tin mà Mệ Đoan chia sẻ sẽ giúp các mẹ hiểu được những lưu ý cũng như các cách bôi tinh dầu tràm cho trẻ và chúng ta có nên bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh không. Việc tìm hiểu và sử dụng dầu tràm có thể giúp các mẹ thông thái trong việc sử dụng hơn để hạn chế tối đa các phản ứng gây hại cho trẻ và đạt hiệu quả tốt hơn khi sử dụng dầu tràm.