Các cách làm giảm nghẹt mũi? Nghẹt mũi không chỉ là một cảm giác không thoải mái mà còn có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Từ việc gây ra khó chịu khi ngủ đến ảnh hưởng khả năng tập trung làm việc, nghẹt mũi có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, Mệ Đoan sẽ chia sẻ với mọi người 9 cách làm giảm nghẹt mũi nhanh chóng và dễ dàng. Hãy cùng khám phá nhé!
Nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi là kết quả của việc mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, tạo ra một lượng chất nhầy ngăn cản sự lưu thông không khí làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc thở thông thoáng.
Mặc dù nghẹt mũi không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc không chăm sóc và điều trị có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang mũi cấp tính, gây ra những vấn đề sức khỏe phức tạp hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi gặp phải nghẹt mũi người bệnh thường trải qua một loạt các triệu chứng khác nhau như đau họng. đau đầu, sổ mũi và có thể trải qua tình trạng nghẹt mũi chỉ một bên. Chính vì thế các bạn nên tiềm hiểu và biết các cách làm giam nghẹt mũi cho bản thân và gia đình của mình.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Triệu chứng nghẹt mũi xuất hiện rất nhiều ở các loại bệnh nên cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Viêm mũi dị ứng
Dị ứng phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng như phấn hoa, chất kích ứng từ thú cưng hoạt các hạt bụi trong nhà. Cơ thể tự phản ứng bằng cách sản sinh histamine, gây viêm nước mũi và sưng tấy các mô mũi.
Cảm lạnh
Khả năng cao bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi hoặc cơ thể không thích ứng được với môi trường sống hiện tại nếu nghẹt mũi kèm theo những biểu hiện như liên tục hắt xì hơi, đau họng, có nhiều cơ ho hoặc bị sốt.
Viêm nhiễm đường hô hấp
Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gồm có như viêm mũi , viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan và viêm xoang đều có chung một triệu chứng nghẹt mũi, mức độ nặng nhẹ tùy biến mỗi cá nhân sẽ khác nhau.
Viêm xoang
Viêm xoang sẽ làm tăng tiết dịch, gây cản trở đường hô hấp và nghẹt mũi. Tình trạng nghẹt mũi sẽ nặng nè hơn ở tự thế nằm. Nếu bị viêm xoang, ngoài nghẹt mũi, bạn có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như đau đầu, người mệt mỏi, đau nhứt hai hốc mắt.
Căng thẳng thần kinh
Thần kinh bị cẳn thảng kéo đai cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tình trạng nghẹt mũi ngày càng trầm trọng hơn:
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại
- Không vệ sinh mũi thường xuyên
- Ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe
- Bổ sung lượng nước cho cơ thể không đủ.
Vì sao khi ngủ lại dễ bị nghẹt mũi
Khi chúng ta nằm nghỉ hoặc ngủ, huyết áp sẽ thay đổi. Đồng thời, lưu lượng máu trong phần trên cơ thể cũng tăng lên, bao gồm ở đầu và đường hô hấp. Tình trạng này có thể khiến các mạch máu trong mũi bị viêm nhiều hơn dẫn đến nghẹt mũi khi ngủ hoặc nghẹt mũi về đêm.
Cách làm giảm nghẹt mũi tại nhà
Sử dụng hơi nước
Hít thở qua hơi nước nóng hoặc tắm nước nóng giúp làm giảm sưng tấy và làm mềm chất nhầy trong mũi, giúp thông thoáng đường hô hấp. khi bị nghẹt mũi , tắm nước nóng hoặc sử dụng máy xông hơi đều rất tốt. Hằng ngày, mũi chúng ta sẽ hít phải nhiều bụi bẩn nên buổi tối khi về nhà hãy vệ sinh mũi của mình.
Sử dụng muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý là phương pháp hiệu quả loại bỏ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng phổ biến nhất hiện nay. Nước muối sinh lý có khả năng rửa trôi các chất gây dị ứng nghẹt mũi ra khỏi. Nước muối có thể được sử dụng riêng lẻ cho người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc dùng trước các loại thuốc trị viêm nghẹt mũi.
Nước muối sinh lý NaCl 0.9% sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng các dịch nhầy- tác nhân chính gây hiện tượng tắc nghẹt mũi. Đồng thời, tính sát khuẩn trong nước muối sẽ làm dịu nhẹ các triệu chứng của viêm nhiễm. Rửa mũi bằng nước sinh lý từ 2-3 lần/ ngày giúp làm dịu niêm mạc hô hấp và hỗ trợ tăng cường dẫn lưu dịch.
Xông hơi tinh dầu
Tinh dầu được sử dụng như một các tự nhiên để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, đồng thời hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Hương thơm của tinh dầu sẽ khiến cho ta thoải mái, dễ chịu. Trong một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,… chứa chất kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt virus gây bệnh rất tốt.
Uống nhiều nước
Việc uống đủ nước rất quan trọng trong ngày vì cơ thể chúng ta đến 70% là nước nên khi cơ thể thiếu nước sẽ không làm việc bình thường được.Uống thường xuyên, uống nước sau mỗi lần từ 15- 30 phút, đừng để khi cơ thể khát quá mới uống.
Sử dụng kết hợp mật ong với trà gừng
Gừng vốn được xem là một phương thuốc điều trị các bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm cảm hiệu quả. Vì công dụng hiệu quả làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng.
Cách sử dụng kết hợp giữa hai loại:
- Mua gừng tươi rửa sách, cạo sạch vỏ và thái lát nhỏ rồi cho vào một cốc nước nóng.
- Đời khoảng 10-15 phút cho đến khi nước trong cốc chuyển màu vàng sau đó ta thêm 2 muỗng cà phê mật ong vào cốc, khuấy đều rồi thưởng thức.
Hít hơi từ tỏi hoặc ăn tỏi
Trong tỏi chứa hàm lượng allicin và scordinin hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, chống viêm, chống khuẩn nên thường xuyên được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và làm hết nghẹt mũi, khó thở.
Một số mẹo chữa nghẹt mũi bằng tỏi:
- Tỏi với mật ong: Giã nát 2 tép tỏi tươi rồi trộn với mật ong và dùng trực tiếp
- Chế biến món ăn với tỏi: Rau xào tỏi, tôm hấp tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi,… hoặc ăn tỏi trực tiếp trong bữa ăn hằng ngày là cách tốt nhất.
Dùng thuốc xịt thông mũi
Thuốc xịt mũi thường chứa các thành phần như corticosteroids hoặc antihistamines, giúp làm giảm sưng tấy và viêm nước mũi, từ đó giảm nghẹt mũi và tạo điều kiện cho việc thở thông thoáng hơn. Các loại thuốc này thường được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm triệu chứng. Tuy nhiên, xít mũi mang lại nhiều lợi ích trong cách làm giảm nghẹt mũi nhưng cũng cần lưu ý rằng chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng thuốc xịt mũi nên cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và tuân thủ chỉ định của thuốc.
Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ
Điều chỉnh tư thế khi ngủ
Cách làm giảm nghẹt mũi khi ngủ chính là điều chỉnh tư thế ngủ sao cho có thể giảm triệu chứng và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thở thông thoáng hơn.Trong số các tự thế ngủ khác nhau, nằm ngửa thường được coi là tự thế tốt nhất để giảm nghẹt mũi.
Sử dụng máy tạo ẩm
Tác nhân gây nghẹt mũi có thể là không khí khô và cơ thể bị thiếu nước do thời tiết thay đổi hoặc nằm máy điều hòa quá lâu. Cách làm giảm nghẹt mũi chính là sử dụng máy tạo ẩm cho phòng.
Trang bị máy tạo độ ẩm không khí trong phòng sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, đau viêm xoang, họng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng khi nằm cả đêm điều hòa. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp không khí ẩm hơn để làm dịu các mô bị kích ứng và mạch máu bị sưng trong mũi và xoang, làm loãng chất nhầy trong xoang.
Chườm nóng cho các xoang bị tắc nghẽn
Cách làm giảm nghẹt mũi trước khi ngủ bằng cách chườm nóng sẽ khắc phục đáng kể tình trang nghẹt. Tạo một gói chườm nóng bằng cách sử dụng các vật dụng có sẵn trong nhà vắt khăn thấm nước nóng, vắt khô rồi đặt lên vùng mũi bị nghẹt khoảng 1 phút.
Cách hết bị nghẹt mũi bằng cách massage trước khi ngủ
- Điểm giữ hai cung lông mày
Massage nhẹ nhàng bằng ngón tay ở vị trí giữa hai cung lông mày trong khoảng 1 phút, áp lực trong xoang trán sẽ được điểu chỉnh và chứng nghẹt mũi khi nằm cũng sẽ được cải thiện.
- Hai bên cánh mũi
Khi bị nghẹt mũi khi ngủ, hay xoa tròn nhẹ nhàng 2 cách mũi từ 1-3 phút. Cách làm hết nghẹt mũi khi ngủ này có tác dụng khai thông đường hô hấp, bạn sẽ hỉ dịch mũi ra dễ dàng hơn và chứng nghẹt mũi khó chịu cùng vì thế mà giảm dần.