Khám phá 7 dấu hiệu cảm lạnh phổ biến ở trẻ hiện nay

Dấu hiệu cảm lạnh là gì? Cảm lạnh là một trong bệnh thường phổ biến gặp ở mọi độ tuổi và thường lan rộng trong mùa lạnh. Nguyên nhân của căn bệnh này thường là do sự xâm nhập của các loại virus khác nhau, điển hình là virus cảm lạnh. Các dấu hiệu cảm lạnh thường gặp gồm sổ mũi, ho, hắt xì, sốt nhẹ,..Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể biến đổi tùy thuộc vào loại virus gây bệnh cũng như là sức đề kháng của tưng người. Hãy cùng Mệ Đoan tìm hiểu về các dấu hiệu cảm lạnh nhé!

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra với đường hô hấp. Có hơn 200 loại virus khác nhau xâm nhập gây bệnh. Loại virus cảm lạnh phổ biến nhất là Rhinovirus. Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Bệnh cảm lạnh lưu hàng với mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Đặc biệt bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn là người lớn. Bệnh thường không quá nguy hiểm chỉ cần điều trị đúng cách sẽ khỏi nhanh.

dau-hieu-cam-lanh

Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ nhỏ?

  • Nhiễm virus gây cảm lạnh: Các trẻ bị lây virus từ người bị cảm ( người đó ho, hắt xì làm bắn virus cảm lạnh vào trong không khí khiến bé hít phải virus). Và đặc biệt trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tay lên mũi, miệng và mắt,… nếu vô tình chạm phải đồ vặt, đồ chơi có virus sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể của bé và gây ra bệnh cảm.
  • Sức đề kháng của trẻ còn yếu: Do trẻ còn quá nhỏ hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện chính vì thế trẻ sẽ mất bệnh cảm lạnh hơn người lớn.
  • Do thay đổi thời tiết: Thời điểm giao mùa là lúc thời tiết chuyển đổi đột ngột, không khí thất thường lúc ẩm, lúc hanh khô, khiến cho các loại virus gây bệnh phát triển rất nhanh. Đồng thời cơ thể của trẻ nhỏ lúc này  chưa kích ứng kịp thời làm cho virus dễ xâm nhập vào cơ thể.

Dấu hiệu cảm lạnh phổ biến ở trẻ

Thời gian các virus ủ bệnh trong cơ thể trẻ sẽ từ 1-3 ngày tùy loại virus, sau đó sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh đầu tiên. Các dấu hiệu bị cảm lạnh ban đầu thường gặp:

  • Trẻ xuất hiện sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Ho, đau họng, rát cổ, khò khè
  • Sốt 

dau-hieu-cam-lanh

  • Hắt xì hơi nhiều
  • Biếng ăn
  • Trẻ khó chịu và hay quấy khóc
  • Rối loạn tiêu hóa

Làm sao để dấu hiệu cảm lạnh của bé suy giảm

Sử dụng thuốc dạng siro cho bé

Khi sử dụng thuốc dạng siro cho bé, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất cho bé:

  • Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn của bao bì: Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ liều lượng được chỉ định cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các dược sĩ.
  • Sử dụng dụng cụ đo liều lượng chính xác: Sử dụng dụng cụ đo liều lượng được cung cấp theo sản phẩm hoặc ống đo liều lượng chính xác để đảm bảo dùng đúng liều lượng cho bé.
  • Cho bé uống thuốc đúng cách: Đảm bảo răng bé uống hết liều lượng đã được chỉ định. Mẹ có thể pha thuốc với  nước, sữa hoặc cho vào thức ăn để giúp bé dễ dàng uống đủ liều.
  • Kiểm tra thành phần của thuốc: Trước khi cho bé sử dụng, các mẹ nên kiểm tra thành phần của thuốc để đảm bảo bé không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Theo dõi tác dụng phụ và phản ứng của bé: Theo dõi kỹ các dấu hiệu phản ứng của bé sau khi sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào xuất hiện ở trẻ.

Sử dụng tinh dầu tràm

dau-hieu-cam-lanh

Tinh dầu tràm gió có tính ấm cao giúp giữ ấm cho trẻ một cách hiệu quả. Dưới đây là cách sử dụng tinh dầu tràm đúng cách dành cho bé:

  • Pha một vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm để tắm cho trẻ. Lưu ý khi trẻ bị cảm lạnh thì các mẹ không nên tắm cho trẻ quá lâu sẽ làm cho trẻ bị nhiễm lạnh nặng hơn.
  • Thoa lên ngực và lưng của bé: Cho một giọt lên lưng và ngực sau đó massage nhẹ nhàng giúp tinh dầu thẩm thấu vào da về để giữ ấm và tăng sức đề kháng cho bé.
  • Sử dụng máy xông tinh dầu tràm trong phòng của bé. Vì trong tinh dầu tràm có tính kháng viêm, kháng khuẩn nên khi xông tinh dầu trong phòng bé sẽ giúp bé dễ chịu, thông mũi nhẹ nhàng và đặc biệt có thể loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.

Bổ sung các chất dinh dưỡng tăng đề kháng

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị cảm lạnh các mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và giảm các dấu hiệu của cảm lạnh. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng quan trọng mà các mẹ có thể bổ sung cho trẻ:

  • Vitamin C: Giúp  tăng cường hệ miễn dịch với các laoij trái cây giàu vitamin C gồm cam, dâu, kiwi, cà rốt,…
  • Vitamin D: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như là cá hồi, trứng, dầu cá,..
  • Omega-2: Các axit béo omega-3 có trong cá hồi, hạt lanh, dầu hướng dương, giúp giảm viêm và tăng hệ miễn dịch cho bé rất tốt.

Tắm nước gừng ấm cho bé giúp giảm dấu hiệu cảm lạnh cho trẻ

dau-hieu-cam-lanh

Tắm nước gừng cho bé là phương pháp dân gian giúp giảm dấu hiệu cảm lạnh hiệu quả. Bởi gừng chó tính nóng giúp làm ấm cơ thể hỗ trợ trong việc điều trị cảm lạnh. Việc tắm nước gừng với nhiệt độ vừa phải, hơi nước bốc lên giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn ở khoang mũi. Nhưng lưu ý không sử dụng phương pháp này cho bé dưới 1 tháng tuổi vì vé có làn da nhạy cảm.

Vệ sinh mũi cho trẻ

Việc vệ sinh mũi cho bé thường xuyên rất cần thiết trong quá trình bé bị cảm lạnh cũng là cách giúp suy giảm dấu hiệu cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh mũi của bé sẽ có nhiều chất nhầy gây nghẹt mũi và làm bé khó thở. Chính vì thế mẹ cần để ý và vệ sinh mũi cho bé thường xuyên để giúp bé giảm dấu hiệu nghẹt mũi.

Bổ sung nhiều nước cho bé 

Uống nhiều nước giúp bé giảm dấu hiệu cảm lạnh và hạ sốt.Khi trẻ sốt cao và toát nhiều mồ hôi, việc bổ sung nhiều nước cho bé là rất quan trọng để đảm bảo cơ thể không bị mất nước và duy trì độ ẩm cần thiết. Các mẹ nên cung cấp cho bé nhiều nước từ các loại thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, nước trái cây tươi. Các loại trái cây giàu nước như dưa hấu, cam, lê là lựa chọn tốt để bổ sung nước cho bé. Đồng thời, đảm bảo rằng bé được uống nước thường xuyên trong một ngày. Việc bổ sung đủ nước giúp cơ thể trẻ mát mẻ, hỗ trợ quá trình phục hồi khi bé đang bị cảm lạnh hoặc sốt.

dau-hieu-cam-lanh

Phòng ngừa các dấu hiệu cảm lạnh cho trẻ

Phòng ngừa dấu hiệu cảm lạnh là điều quan trọng để duy trì sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị lạnh. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ.

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ: Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi ăn, sau khi sờ mũi, miệng hoặc mắt và sau khi có tiếp xúc với người bệnh.
  • Không cho trẻ ra ngoài quá lâu: Trong thời tiết lạnh và gió nên tránh cho trẻ ra ngoài. Nếu ra ngoài nên mặc đủ ấm cho trẻ để tránh nhiễm lạnh.
  • Tranh trẻ tiếp xúc với người bệnh và những người lạ xung quanh mình khi ra ngoài.
  • Tăng cường giấc ngủ cho bé: Đảm bảo rằng trẻ được ngủ đủ giấc để giúp giữ cho hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và đủ năng lượng để chống lại cảm lạnh.