Hãy cùng tìm hiểu 3 giai đoạn trẻ bị sốt xuất huyết và cách phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ

Trẻ bị sốt xuất huyết? Việc nhận biết các biểu hiện trẻ bị sốt xuất huyết rất quan trọng, để kịp thời chữa trị cho bé. Hãy cùng Mệ Đoan thông qua bài viết này sẽ hiểu sâu về các giai đoạn trẻ bị sốt xuất huyết.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt xuất huyết

Virus Dengue, được truyền bởi muỗi thuộc chị Aedes nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Đây là loại muỗi truyền bệnh phổ biến nhất ở hầu hết các khu vực mà bệnh này lưu hành. Muỗi Aedes thường hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền virus.

Tình hình lây lan của virus Dengue đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, trở thành một địa dịch ở hơn 100 quốc gia trên thế giới đặc biệt là Châu phi, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á  và Tây Thái Bình Dương. Đặc biệt, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là 2 khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

tre-bi-sot-xuat-huyet

Một số triệu chứng trẻ bị sốt xuất huyết

Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ có nhiều  dạng khác nhau và diễn biến phức tạp. Bệnh xuất hiện đột ngột và diễn biến rất nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua 3 giai đoạn sau: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, và cuối cùng là giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn trẻ bắt đầu sốt

Trong giai đoạn ban đầu của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu thường bao gồm sự bất thường ở nhiệt độ cơ về với cơn sốt đột ngột liên tục. Trẻ nhỏ thường sẽ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt, còn với trẻ lớn hơn có thể sẽ than phiền nhức đầu, cảm giác mất ngon miệng, buồn nôn và có thể thấy biểu hiện da bắt đầu xuất hiện sưng với các vết xuất huyết dưới da bé. Ngoài ra có một số bế sẽ than đau nhức khắp các cơ bắp, đau nhức vùng mắt và có biểu hiện chảy máu ở chân răng của bé. Nếu thông qua kết quả xét nghiệm máu thông thường sẽ không thấy rõ ở giai đoạn này, với dung tích máu thường được duy trì ở mức bình thường, số lượng tiểu cầu có thể giảm dần, trong khi đó lượng bạch cầu giảm nhanh.

tre-bi-sot-xuat-huyet

Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu, sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh được coi là giai đoạn rất nguy hiểm. Trong thời gian này, mặc dù sốt  có thể suy giảm nhưng các dấu hiệu của việc tăng tính thấm trong mạch máu bắt đầu xuất hiện, gây ra hiện tượng thoát huyết tương ở trẻ.

tre-bi-sot-xuat-huyet

Các biểu hiện của sốt thoát huyết tương bao gồm: bứt rứt, vật vã, mệt mỏi, da lạnh ẩm. chi lạnh, huyết áp kẹp hoặc huyết áp tâm trương tăng/ giảm, ít đi tiểu, xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết nội tạng, đau bụng, cảm giác khát nước, chướng bụng do thoát huyết tương. Ngoài ra, còn đó một số biểu hiện nghiêm trọng nếu ko kịp thời điều trị như sưng gan, tràn dịch trong màng bụng, sưng nề mí mắt.

Giai đoạn phục hồi khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng từ 2 đến 3 ngày là giai đoạn phục hồi ở trẻ, trẻ thường trải qua sự cải thiện đáng kể. Cơn sốt tan đi, tình trạng sức khỏe của trẻ được cải thiện rõ rệt và thường thấy biểu hiện ăn uống ngon miệng trở lại. Huyết áp ổn định hơn và trẻ sẽ đi tiểu nhiều hơn. Khi thực hiện kiểm tra xét nghiệm máu thấy rõ hàm lượng bạch cầu tăng nhanh chóng m số tiểu cầu trở lại mức bình thường.

Cách chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà

Đối với sốt xuất huyết phần lớn sẽ được điều trị tại nhà và được theo dõi tai các cơ sở y tế gần nhà. Điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng và theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm các biểu hiện nghiêm trọng và đảm bảo cán thiệp kịp thời.

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng quy định của bác sĩ, không được tự ý cho trẻ uống thuốc.
  • Tránh cạo gió cho trẻ vì có thể sẽ gây tổn thương và nhiễm trùng da. Không nên cho trẻ uống các loại nước uống có màu đen hoặc đỏ vì có thể gây hiểu lầm với các triệu chứng xuất huyết khác. Tránh sử dụng Aspirin, Ibuprofen để giảm sốt vì có thể gây các vấn đề nghiêm trọng.
  • Tranh cho trẻ đang bị sốt xuất huyết truyền dịch tại các cơ sở y tế không đủ điều kiện.
  • Chú ý về dinh dưỡng cho trẻ bị sốt xuất huyết:
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡng như cháo, sữa, súp và tăng số lần ăn trong ngày cho bé.
  • Cho trẻ uống nhiều loại nước như nước trái cây, nước lọc, nước điện giải….
  • Bổ sung thêm vitamin nhóm A,B,C để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể bé.

Những dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị sốt xuất huyết

Việc nhận biết các dấu hiệu chuyển nặng của sốt xuất huyết Dengue là rất quan trọng để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điểu trị. Dưới đây là một số dấu hiệu mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Trẻ vật vã, lừ đừ: Nếu trẻ thường xuyên có dấu hiệu mệt mỏi, yếu hơn lúc mới phát bệnh, thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Dấu hiệu đau bụng ngày càng trở nặng: Trẻ có dấu hiệu đau liên tục là khi cơn đau tăng dần mà không suy giảm khi đã sử dụng thuốc
  • Da xung huyết tứ chi lạnh: Nếu trẻ cảm thấy lạnh nhiều và sốt cao thì cần đưa trể viện ngay lập tức.
  • Nôn ói liên tục: Khi trẻ ăn ói liên tục sau đó và không có dấu hiệu giảm.
  • Da xuất huyết ngoài ngày càng nhiều:
  • Xuất huyết tiêu hóa đột ngột

Cách phòng ngừa trẻ bị sốt xuất huyết

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thuốc đặc trị hay vacxin để phòng bệnh sốt xuất huyết. Chỉ có các biện pháp phòng ngừa như chủ động kiểm soát côn trùng trung gian gây truyền bệnh như diệt lăng quăng, tiêu diệt muỗi trưởng thành, tránh cho muỗi đốt, vệ sinh môi trường sóng liên tục, loại bỏ các ổ chứa nước lắng đọng và nếu các nơi có ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện sẽ được xịt sát thuốc sát khuẩn giúp tiêu diệt các muỗi gây truyền nhiễm.

Cách phòng sự sinh sản của muỗi tại nơi mình sống bằng các cách sau đây

tre-bi-sot-xuat-huyet

  • Đậy kín các thau, chậu, lu có chứa nước, để muỗi không thể để trứng
  • Nuôi cá vào các dụng cụ đựng nước nhử bể, giếng, chum, lu,… để cá ăn hết lăng quăng trong môi trường nước. Nên thả các loại cá có màu sắc như cá bảy màu, cá sóc, cá chép,….
  • Vệ sinh thường xuyên các lu, chum có chứa nước.
  • Dọn vệ sinh xung quanh nơi sống như các vật dụng như chai lọ, mảnh vỏ chai, vỏ quả dừa, vỏ xe cũ, hốc tre,…
  • Lật úp tất cả các vật dụng chứa nước khi chưa sử dụng đến
  • Bỏ muối vào các bát nước kê chân tủ, thay nước bình bông.

Các cách phòng chống muỗi đốt cho trẻ

  • Mặc quần áo dài tay cho trẻ nhỏ
  • Bôi tinh dầu tràm vào nhưng vùng da trẻ dễ bị muỗi đốt
  • Treo mùng, rèm cho trẻ khi trẻ ngủ
  • Sử dụng tinh dầu xịt đuổi muỗi, nhang hương chống muỗi, vợt điện,…

6. Một số lời khuyên

Số ca tử vong do trẻ bị sốt xuất huyết đang tăng lên qua các năm trở thành mối lo lớn của nhiều bậc phụ huynh. Điểu này rất đáng lo ngại vì sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của con trẻ. Khi con có bất kỳ triệu chứng nào không bình thường, như sốt cao , đau đầu, nôn mửa hoặc xuất hiện bất thường trên da thì hãy đưa bé đi khám bệnh gấp.

Thông tin liên hệ: Địa chỉ cửa hàng: 31 Phú Lộc 7, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng

 Số điện thoại:098 450 51 52

 Email: cskh.so@medoan.vn

 Trang web: medoan.vn

Shopee: Mệ Đoan Official