7 Công dụng tuyệt vời khi tắm lá trầu không

Tắm lá trầu không. Lá trầu không được biết đến với khả năng trị bệnh ngoài da rất tốt. Tuy nhiên, liệu  việc tắm lá trầu không cho trẻ có an toàn và hiệu quả không? Làm thế nào để thực hiện việc này một cách an toàn? Hãy cùng Mệ Đoan khám phá trong bài viết dưới đây nhé các mẹ!!!

Lá trầu không là gì

tam-la-trau-khong
Lá trầu không

Lá trầu không, một loài cây không chỉ quen thuộc trong đời sống hằng ngày mà còn là nguồn cảm hứng cho thơ ca, âm nhạc và truyện cổ tích ở Việt nam. Ngoài tên gọi phổ biến như trầu không, loài cây này còn được biết đến với các tên khác như trầu cây, trầu lương,… Thuộc họ hồ tiêu và mang tên khoa học là Piper betle L, cây trầu không có thân leo với cành hình trụ, lá mọc so le thường có hình tim tròn đôi khi không đối xứng.

Cây trầu không phát triển mạng vào mùa mưa ẩm từ tháng 5 đến tháng 8, không thích ẩm và ánh sáng mạnh. Lá trầu không không chỉ được sử dụng để ăn trầu, làm thuốc mà còn được dùng để cúng gia tiên trong dịp lễ tết như mùng một, ngày rằm, hay trong các sự kiện quan trọng như cưới hỏi.

Công dụng của tắm lá trầu không?

Lá trầu không không chỉ phổ biến mà còn dễ dàng tìm kiếm, thậm chí có nhiều nhà trồng trên sân nhà. Thường được sử dụng kèm với câu, đặc biệt phổ biến trong lứa tuổi người già. Ngoài ra, lá trầu không còn có nhiều công dụng khác ít được biết đến.

Đối với đời sống hàng ngày

tam-la-trau-khong
Lá trầu không làm thuốc
  • Chứa Chavicol – một loại Phenol giúp giảm đau, chống viêm và làm lành vết thương nhanh chóng, có thể áp dụng trong điều trị các bệnh như đau khớp, trị nấm, đau đầu,….
  • Kết hợp lá trầu không với nụ đinh hương và nhục đậu khấu có thể giúp tan đờm, trị viêm phế quản, hết ho dai dẳng.
  • Dành cho người già hoặc những người vận động nhiều, việc xoa bóp bằng lá trầu không đã được ngâm trong rượu có thể giúp giảm đau nhức xương khớp.
  • Phụ nữ sau sinh bị tắc sữa có thể áp dụng lá trầu không hơ nóng để kích thích tia sữa chảy ra nhanh hơn.

Đối với trẻ nhỏ

tam-la-trau-khong
Nước lá trầu không đặc pha loãng cho bé uống trị ho

Lá trầu không cũng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nếu bé gặp vấn đề về đầy hơi hoặc khó tiêu việc vuốt bụng bé bằng lá trầu không đã hơ nóng có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Lá trầu không cũng có thể được sử dụng để trị ho cho bé bằng cách cho bé uống nước lọc từ lá trầu không đã xay nhuyễn.

Bên cạnh đó,tắm lá trầu không cũng giúp ngăn chặn sự tấn công của các loại mầm bệnh trên da bé, giảm viêm và sưng tấy. Tắm lá trầu không cũng là một cách hiệu quả và an toàn để loại bỏ lông cho trẻ sơ sinh.

Cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Khâu chuẩn bị nước tắm lá trầu không

Chuẩn bị khoảng 3-4 lá trầu không tươi. Khăn sạch, chậu và nước ấm

Nấu nước tắm lá trầu không

tam-la-trau-khong
Nấu nước lá trầu không

Đầu tiên, đun sôi một nồi nước và sau đó thêm lá trầu không đã rửa sạch vào. Đun trong khoảng 10-15 phút.

Chuẩn bị một chậu tắm với khoảng 2- 3 lít nước ấm. Hoàn dung dịch nước tắm lá trầu không vào chậu. Đảm bảo nhiệt độ của nước tắm lá trầu không ấm từ 35 – 39 độ C để đảm bảo an toàn và thoải mái nhất cho bé.

Các mẹ nên nấu dư một lượng nước ấm để có thể sử dụng cho việc tắm lại bé lần nữa, giúp bé được làm sạch hoàn toàn.

Các bước tắm lá trầu không cho bé

Cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh khá đơn giản và tương tự như các lần tắm thông thường. Dưới đây là các bước chi tiết:

tam-la-trau-khong
Tắm bé với nước lá trầu không
  • Sử dụng một khăn mềm thấm nước và vắt bớt nước. Sau đó, lau nhẹ nhàng từ bộ phận trên cơ thể của bé. Chú ý tới các vùng da như nách, bẹn, khủy tay, khủy chân,…và đặc biệt là những vị trí da có thể xuất hiện rôm sảy, mụn nhọt gây khó chịu cho bé.
  • Tiếp theo, tắm lại cho bé bằng nước sạch để đảm bảo da bé không còn dính cặn lá trầu không.
  • Sau khi tắm công, sử dụng khăn tắm để lau khô cơ thể bé. Cuối cùng, mặc bé tã giấy và quần áo để bé không bị nhiễm lạnh.

Việc thực hiện các bước này sẽ giúp bé sảng khoái và sạch sẽ sau khi tắm lá trầu không.

Tắm lá trầu không cho trẻ có an toàn không

Trước khi quyết định sử dụng lá trầu không để tắm cho bé, nhiều bà mẹ thường có những lo ngại và câu hỏi về độ an toàn của việc này. Tuy nhiên, không cần lo lắng quá, việc sử dụng lá trầu không để tắm cho bé là hoàn toàn an toàn và không gây hại cho bé.

Từ thời xa xưa, việc sử dụng lá trầu không để tắm cho trẻ em đã được thực hiện bởi các ông bà, các cụ già bởi những lợi ích mà nó mang lại. Lá trầu không không chỉ giúp trị hăm, chàm, rôm sảy cho bé mà còn làm cho làn da của bé trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng hạn chế sự xuất hiện của vấn đề về da như ngứa, mụn nhọt và có khả năng điều trị những vấn đề này một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng lá trầu không có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi bé. Vì vậy, trước khi áp dụng phương pháp này, các bà mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho bé.

Một số lưu ý khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Trước khi mua lá trầu không, các mẹ cần kiểm tra nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải lá đã bị phun thuốc trừ sâu, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Một lựa chọn thuận tiện là tự trồng lá trầu không tại nhà.

Khi mua lá trầu không, tranh chọn những lá quá héo. Sau khi mua về, lá trầu không cần được rửa sạch và ngâm trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và côn trùng có hại.

Trước khi tắm cho bé, các mẹ nên thoa một ít nước lá trầu không vào một vùng da nhỏ của bé để kiêm tra xem có phản ứng dị ứng hay không. Nếu không có tiếp tục tắm cho bé, nếu có, dừng ngay việc tắm bé lập tức.

Không nên tắm cho bé quá thường xuyên, chỉ cần từ 1 đến 2 lần trong một tuần là đủ. Đảm bảo nhiệt độ nước tắm của bé luôn ấm và có thể pha loãng nước tắm bằng nước lạnh để tránh làm tổn thương da bé.

Nếu bé có các triệu chứng như viêm da, sưng tấy, các mẹ tuyệt đối không nên tắm cho bé bằng nước tắm lá trầu không nữa, vì điều này có thể làm tình trạng da bé trở nên tồi tệ hơn.

Tai hại của việc tắm lá trầu không cho bé sai cách

Việc tắm bé bằng nước lá trầu không cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là 6 điều cần lưu ý để tắm cho bé đúng cách và an toàn nhất:

  • Tắm lá trầu không không nên thực hiện hằng ngày: Do nước lá trầu không có màu vàng đậm, việc tắm hằng ngày có thể làm da bé xỉn màu và trở nên nhạy cảm, khô. Các mẹ nên chỉ tắm cho bé từ 2- 3 lần/ tuần.
  • Tránh tắm khi bé có vết thương hở: Nước lá trầu không tự nấu có thể chứa cặn dự và bột lá. Nếu bé có vết thương hở, các chất còn dư có thể gây nhiễm trùng.
  • Chọn nguồn lá trầu không đáng tin cậy: Lá trầu không không rõ nguồn gốc có thể chứa các chất hóa học gây kích ứng cho da bé. Mẹ nên chọn lá có nguồn đáng tin và không hái lá từ những nơi không rõ nguồn gốc.
  • Tránh tắm cho bé chưa rụng rốn: Vùng rốn chưa rụng được coi là vết thương hở, dễ bị bám chất cặn dư trong lá trầu không và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đảm bảo nước tắm không quá đặc: Nước lá trầu không quá đặc có thể làm da bé khô và nhạy cảm hơn. Mẹ nên sử dụng lượng lá vừa phải theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho bé.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ cửa hàng: 31 Phú Lộc 7, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng

Số điện thoại:098 450 51 52

Email: cskh.so@medoan.vn

Trang web: medoan.vn

Shopee: Mệ Đoan Official