Bạn đang phải chịu đựng tình trạng bị chảy mũi nước, chảy mũi nước liên tục và kéo dài nhiều ngày, con bạn đang gặp phải vấn đề trẻ chảy mũi xanh. Bạn khó chịu và lo lắng, muốn chấm dứt ngay tình trạng này. Hãy đọc bài viết sau và cùng Mệ Đoan giải quyết vấn đề này nhé!
1. Nguyên nhân gây ra chảy mũi nước là gì?
Khi gặp phải vấn đề chảy mũi nước, hãy yên tâm đây chỉ là một hiện tượng của viêm màng niêm mạc mũi, tạo ra các chất dịch nhầy và khiến bạn bị chảy mũi nước. Các chất lỏng này thường trong suốt, tiết ra để đẩy vi khuẩn, virus ra khỏi xoang mũi, bảo vệ khoang mũi chúng ta. Nếu tình trạng chảy mũi nước liên tục, kéo dài và lượng nước mũi nhiều hơn, gây nên trẻ chảy mũi xanh hay ho, có đờm là do các nguyên nhân khác gây ảnh hưởng, khó chịu cho người bệnh khi hoạt động, làm việc… Hãy tìm hiểu các nguyên nhân để giúp việc điều trị chảy mũi nước nhanh chóng cải thiện nhé.
Những nguyên nhân sau gây ra việc chảy mũi nước
Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm của túi khí trong các xương xoang xung quanh mũi và mắt. Khi viêm xoang xảy ra, các túi khí này có thể bị nghẽn lại và dịch tiết trong túi có thể không thoát ra được. Kết quả là dịch tiết có thể chảy xuống sau họng hoặc ra ngoài mũi, gây ra chảy mũi nước. Ngoài ra, viêm xoang cũng có thể làm tăng sản xuất dịch tiết trong màng niêm mạc của mũi. Sự kết hợp giữa dịch tiết nhiều và sự nghẽn của túi khí có thể gây ra chảy mũi và các triệu chứng khác như đau và nặng mặt.
Dị ứng
Dị ứng gây sổ mũi bởi vì cơ thể phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng, như phấn hoa, bụi, lông động vật, hoặc hạt phấn. Khi tiếp xúc với những chất này, hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách tạo ra histamin và các hợp chất khác, gây ra việc mạch máu phóng ra và các triệu chứng dị ứng như chảy mũi nước, ngứa, và nước mắt chảy. Chảy mũi trong trường hợp dị ứng thường đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa mũi, nghẹt mũi, và hắt hơi.
Thời tiết
Thời tiết thay đổi, khí hậu trở nên khô có thể làm khô màng niêm mạc trong mũi, gây ra cảm giác khó chịu và kích thích bị chảy mũi. Kèm với đó là thay đổi nhiệt độ và thay đổi áp suất không khí có thể kích thích các dây thần kinh và mạch máu, ảnh hưởng đến cách mà cơ thể xử lý dịch tiết trong mũi làm tăng sản xuất dịch tiết trong mũi và gây ra chảy mũi nước.
Cảm lạnh và cảm cúm
Cảm lạnh và cúm thường là kết quả của nhiễm trùng do virus. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng thường tấn công màng niêm mạc trong mũi, họng và phổi. Màng niêm mạc mũi là một lớp màng mềm và ẩm trong khoang mũi, chức năng để bảo vệ cơ thể khỏi bụi, vi khuẩn và virus. Khi virus xâm nhập vào màng niêm mạc mũi, hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng cách gửi các tế bào miễn dịch đến khu vực này để chiến đấu chống lại virus. Quá trình này gây ra phản ứng viêm, làm màng niêm mạc sưng đỏ và tạo ra dịch nhầy. Điều này gây ra các triệu chứng như chảy mũi, đau họng và tắc nghẽn mũi.
Viêm amidan
Khi amidan bị viêm, cơ thể thường phản ứng bằng cách tạo ra nhiều dịch tiết trong cổ họng và mũi. Dịch tiết này có thể chảy xuống mũi, gây ra sổ mũi. Nhiều người khi bị viêm amidan cũng có thể phản ứng với các chất dị ứng, như phấn hoa hoặc bụi, làm tăng triệu chứng chảy mũi nước liên tục. Việc amidan viêm có thể kích thích hệ thống hô hấp, gây ra hoặc hắt hơi, cũng có thể làm dịch tiết trong mũi chảy ra ngoài. Viêm amidan thường mắc ở trẻ em, khiến trẻ chảy mũi xanh, hơi thở có mùi, có thể nóng và sốt.
Có dị vật trong mũi
Việc có một vật nào đó bị kẹt trong mũi có thể khiến bé sổ mũi vì nó gây kích ứng cho niêm mạc mũi. Điều này làm cho mũi sản sinh nước dày hơn hoặc chảy mũi nước nhẹ, hãy cố gắng loại bỏ vật cản.
2. Các cách chữa chảy mũi nước liên tục tại nhà
2.1. Uống nước nóng giúp giảm chảy mũi
Uống nước nóng có thể giúp làm giảm cảm giác chảy mũi nước và giúp niêm mạc mũi thoát ra dễ dàng hơn. Hơi nước từ nước nóng cũng có thể làm ẩm và làm dịu niêm mạc mũi. Đảm bảo uống nhiều nước và uống nước ấm mỗi ngày, thêm các loại gia vị như gừng hoặc chanh có thể tăng cường tác dụng làm dịu sổ mũi.
Hoặc có thể uống các loại trà thảo mộc khác như: trà bạch chỉ, trà cam thảo, trà hoa cúc…
2.2. Sử dụng gừng
Gừng không chỉ là một gia vị dùng trong nấu ăn, mà trong đông y, gừng là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng như giải cảm, giảm họ, giảm nghẹt mũi và chảy mũi nước… có nhiều cách để sử dụng gừng làm giảm được tình trạng chảy mũi nước liên tục như pha với nước nóng, mật ong tạo nên một ly trà gừng mật ong thơm ngon, dễ uống. Hay sử dụng để ngâm chân, gừng sẽ tăng độ nóng và giữ ấm cho đôi chân bạn, giúp cơ thể không bị lạnh và giảm hẳn tình trạng chảy mũi nước rất nhanh.
Lưu ý, nếu là người trưởng thành bạn có thể uống từ 2 ly trà gừng một ngày. Nếu là trẻ nhỏ bạn nên sử dụng lượng gừng vừa phải, và không cho bé uống quá nhiều.
2.3. Xông tinh dầu tràm Mệ Đoan
Tinh dầu tràm nhà Mệ Đoan là một sản phẩm được chiết xuất 100% từ lá và thân cây tràm gió hay tràm trà. Là loại dược liệu có công dụng được trong cả Đông và Tây Y lựa chọn chữa bệnh: đau đầu, chữa cảm lạnh, giữ ấm, giảm các triệu chứng ho, chảy mũi nước, sốt và chữa lành vết muỗi cắn.
Dùng máy xông tinh dầu kết hợp với tinh dầu tràm. Cách này giúp cho cả gia đình bạn sống trong môi trường dễ chịu hơn, tinh dầu sẽ bay ra không khí làm sạch, kháng khuẩn và đem lại không gian thỏa mái cho bạn, phù hợp cho các gia đình có trẻ sơ sinh, mẹ bầu…
Một cách nhanh hơn để giảm hẳn tình trạng chảy mũi nước là xông mặt. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng đối với người trưởng thành. Các bạn có thể nhỏ 3 – 4 giọt vào ounce nước nóng, hơi nước bốc ra và được hút vào khoang mũi bạn, hỉ mũi và loại bỏ chất nhầy đi. Như vậy sẽ giúp mũi bạn sẽ sẽ, thông thoáng và nhanh chóng giảm ngay tình trạng chảy mũi nước của bạn ngay.
2.4. Sử dụng tỏi tươi
Tỏi tươi có thể giúp giảm bạn chảy mũi nước liên tục nhờ vào tính chất kháng vi khuẩn và kháng viêm của nó. Các hợp chất sulfur trong tỏi có thể giúp làm dịu các triệu chứng của cảm lạnh và dị ứng, bao gồm chảy mũi. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc nghiền nát tỏi và hít thở hương thơm của nó để giúp giảm cảm giác tắc nghẽn và sổ mũi. Có các cách khác nếu như bạn có thể ăn được tỏi hãy ăn tỏi nướng hoặc uống nước ép tỏi sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
2.5. Tắm với nước ấm
Đây là phương pháp cực hiệu quả và an toàn đối với cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Nếu bạn lo lắng không có cách nào giúp bé nhà mình giảm đi triệu chứng ho, chảy mũi, cảm… tại nhà. Hãy sử dụng ngay sản phẩm tinh dầu tràm ngâm củ nén nhà Mệ Đoan nhé. Đây là sản phẩm an toàn, có nhiều công dụng và nên có trong tủ thuốc nhà bạn.
Chỉ cần nhỏ 5 – 6 giọt vào thau nước ấm và tắm cho bé, sản phẩm sẽ giúp tăng độ ấm cơ thể, bảo vệ bé giảm ho, chảy mũi nước liên tục, phòng cảm lạnh, chống gió máy, kháng khuẩn cực tốt và có thể ức chế vi rút cúm H5N1, H1N1…
Không những vậy, tinh dầu tràm củ nén còn có công dụng như xua đuổi muỗi, côn trùng và giảm ngứa do vết đốt côn trùng gây ra. Có thể sử dụng để massage, xông mặt hoặc dùng như dầu gió.
3. Tình trạng chảy nước mũi kéo dài có nguy hiểm không?
Khi gặp phải tình trạng bị chảy mũi nước, các bạn không cần quá lo lắng vì đây là một hiện tượng phổ biến khi thời tiết thay đổi, hoặc do ảnh hưởng từ khói thuốc, bụi bặm.. Sau khoảng 3 – 4 ngày sau khi chữa trị bằng các cách trên sẽ khỏi.
Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy mũi nước liên tục, chảy nước mũi kéo dài và đặc biệt là trẻ chảy mũi xanh các bạn nên tìm hiểu kỷ lý do và nguyên nhân gây ra chảy mũi để biết cách chữa trị kịp thời, không đem lại các biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản… Hãy luôn là một người mẹ thông thái, lựa chọn đúng đắn để lo cho sức khỏe con em và gia đình mình.
4. Kết luận
Khi bạn gặp phải tình trạng chảy mũi nước rất khó chịu và con trẻ của bạn cũng vậy. Hãy nhanh chóng tìm cách phù hợp để giải quyết vấn đề này nếu đang mắc phải chúng để gia đình có sức khỏe tốt, không ảnh hưởng đến công việc, học tập. Tuy nhiên, các bạn cũng nên đề phòng việc chảy mũi trở lại bằng các cách tìm hiểu thêm các cách phòng tránh như giữ ấm cơ thể, nâng cao sức đề kháng bằng cách uống thuốc genkstf bổ sung rau xanh, trái cây, hạn chế tiếp xúc với bụi bặm và các chất gây dị ứng… những cách này không chỉ giúp bạn phòng tránh tình trạng chảy mũi nước còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Hãy lựa chọn một phương pháp an toàn và tùy thuộc vào cơ địa của bạn khi tìm kiếm các cách chữa trị chảy mũi nước tại nhà. Sau khi áp dụng những mẹo trên nếu tình trạng chảy mũi không thuyên giảm mà trở nên nặng hơn, gây kích ứng và vẫn chảy nước mũi kéo dài, liên tục hãy dừng lại và tìm kiếm bác sĩ, chuyên gia thăm khám để đảm bảo an toàn sức khỏe.