Bất ngờ với 7 cách chữa cảm tại nhà cực đơn giản mà hiệu quả nhanh chóng

Đừng coi thường và hãy tìm hiểu ngay những cách chữa cảm nhanh chóng tại nhà sau đây. Để chấm dứt tình trạng đau nhức, mệt mỏi và khó chịu khi các bạn bị nhiễm bệnh và không muốn có những biến chứng nguy hiểm nhé!

cach-chua-cam
Trẻ em bị cảm trở nên ho nhiều, mệt mỏi

1. Nguyên nhân gây bị cảm? Tại sao cần tìm cách chữa cảm nhanh chóng?

1.1. Nguyên nhân gây cảm là gì?

Nguyên nhân đầu tiên gây nhiễm cảm là do các loại virus xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ giảm xuống làm đường hô hấp co lại và các nhóm cơ trong màng nhầy phổi cũng bị co lại giữ ấm cơ thể. Làm giảm đi sự lưu thông máu và dịch nhầy trong đường hô hấp. Khi đó các tế bào miễn dịch không còn hiệu quả để tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn và chúng sẽ gây ra cho ta những cơn bệnh về đường hô hấp thường thấy.

Nguyên nhân tiếp theo có thể  do việc bị lây từ người bệnh khác. Vì thời tiết lạnh, mọi người thường tụ tập trong nhà hơn, khiến virus thông qua việc giao tiếp, ho, hắt hơi truyền qua không khí, các loại vật dụng trong nhà cũng bị virus bám vào tạo sự thuận tiện cho chúng dễ dàng lây lan nhanh hơn.

Vì vậy, tìm cách chữa cảm để chúng ta vừa có thể phòng tránh và nhanh chóng hết bệnh thật sự quan trọng. 

cach-chua-cam
Mầm bệnh từ những loại virus nguy hiểm

1.2. Những biến chứng để lại nếu không tìm cách chữa cảm

Hãy nhanh chóng tìm cách chữa cảm cúm tại nhà nếu các bạn chưa có thời gian khám bệnh, và không muốn bệnh kéo dài, lây lan cho các thành viên khác trong gia đình. Khiến sức khỏe suy giảm và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm tai, gây hại đến mẹ đang mang thai. Đặc biệt là trẻ nhỏ khi các hệ miễn dịch còn yếu, người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính khác. 

Tìm cách chữa cảm kịp thời, người mắc bệnh cũng giảm bớt sự khó chịu và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách, sẽ giúp các bạn tăng được nguy cơ cơ nhiễm cảm trong tương lai.

2. Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm như thế nào?

Triệu chứng cảm cúm dễ bị nhầm với cảm lạnh vì nó khá giống nhau. Tuy nhiên, các trường hợp của cảm lạnh sẽ tương đối nhẹ và nhanh chóng hết bệnh. Còn các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ nặng hơn, có khả năng gây ra những biến chứng cực nghiêm trọng và nguy hiểm.

Khi bị cảm lạnh các triệu chứng xuất hiện dần dần, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Kèm với đó là sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Các bạn có thể tham khảo những biện pháp dân gian như chườm nóng, chường lạnh, vệ sinh mũi, miệng bằng nước muối sinh lí.

Hoặc mua các loại thuốc giải cảm, thuốc co mạch mũi .Thông xoang tán nam dược để làm giảm cơn đau. Đây là sản phẩm khá được ưa chuộng, nhiều tác dụng như giảm đau nhức đầu, trán. giảm ngạt mũi, sổ mũi, tan đờm.. Khi đó cảm lạnh thông thường sẽ nhanh chóng giảm đáng kể.

Khác với cảm lạnh, các triệu chứng cảm cúm sẽ xuất hiện đột ngột và dữ dội  như sốt cao và kèm theo những triệu chứng khác như ho, đau cổ họng, cảm giác gai ốc ớn lạnh, sổ mũi nặng hoặc nghẹt mũi kèm với hắt hơi, uể oải, đau nhức người và tiêu chảy.

3. Nắm cho mình 7 cách chữa cảm cúm tại nhà

3.1. Thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ngủ sớm

Cách chữa cảm cúm đầu tiên chính là nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, phải hạn chế vận động nặng vì làm suy giảm sức khỏe. Khi bị virus cảm cúm xâm nhập, cơ thể các bạn sẽ trở nên uể oải, đau nhức người. Nên có chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ mang lại năng lượng nhanh hơn. Để tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch các bạn không nên thức quá khuya, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó chịu hãy tham khảo, tìm cách để dễ dàng ngủ hơn như nâng cao gối đầu sẽ giúp bạn dễ thở, giảm bị xoang. Hãy nhớ tránh gió máy và ở nơi thông thoáng sẽ giúp hệ hô hấp bạn ổn định hơn. 

cach-chua-cam
Ngủ đủ giấc để cơ thể thỏa mái, dễ chịu

3.2. Uống nhiều nước là cách chữa cảm hiệu quả

Không chỉ khi các bạn tìm cách chữa cảm mà những ngày bình thường việc uống nhiều nước vẫn rất tốt cho sức khỏe và làn da của bạn mỗi ngày. 

Khi bị cảm cúm cơ thể sẽ mất nước nếu các bạn có triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bổ sung nhiều nước giúp cho các bạn giảm sung huyết, ngăn ngừa sự đau đầu, mệt mỏi. Nên uống nước ấm, nóng hoặc uống trà gừng mật ong, các loại trà thảo mộc sẽ hỗ trợ cho việc tan đờm, giảm ho và giảm đau họng. Bỏ qua và kiêng nước có chất cafein, các nước có ga, cồn vì nó lợi tiểu, gây mất nước cho bạn nhiều hơn.

3.3. Cách chữa cảm bằng việc xông hơi

Xông hơi và biện pháp dân gian thường được sử dụng nhất khi tìm cách chữa cảm tại miền quê. Các loại lá như lá tre, sả, bưởi, ngải cứu, quế hay bạc hà và tía tô dễ tìm kiếm và thân thuộc là nguyên liệu tự nhiên và được tin tưởng 100% vì độ an toàn. Việc xông hơi này giúp thanh lọc cơ thể và giảm ngay sự uể oải rất được các thầy thuốc đông y ghi nhận. 

Nếu các bạn đang ở thành phố, nơi không tìm được những loại lá như trên có thể mua lá xông thảo mộc Mệ Đoan. Trong đó có các thành phần như lá nghệ, ngừng, ngũ sắc, ngải cứu. Có tác dụng làm giảm sự đau mỏi cơ thể, mùi hương dễ chịu giúp các bạn thỏa mái và thư giãn. Đặc biệt an toàn, lành tính vì lá xông tắm thảo mộc Mệ Đoan không những phù hợp với nhiều đối tượng mà còn cần thiết và rất tốt khi dùng cho mẹ sau sinh. 

cach-chua-cam
Lá xông thảo mộc Mệ Đoan

Lưu ý: Chỉ sử dụng cách chữa cảm này với những người đang cảm lạnh, cảm cúm có sức khỏe bình thường. Không phù hợp cho người đổ nhiều mồ hôi, bị mất nước và hay chóng mặt, người đang có bệnh nan y, bệnh da liễu, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ…

3.4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là  trong những cách chữa cảm quan trọng

Ăn uống đủ chất, đảm bảo lượng dinh dưỡng và không bỏ bữa. Khi các bạn bị cảm cúm hay cảm lạnh sẽ khiến đau rát cổ họng, chán ăn. Tuy nhiên các bạn cần phải bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng có các chất kẽm, đạm, chất xơ, vitamin..

cach-chua-cam
Ăn cháo loãng, súp gà bổ sung dinh dưỡng

Các bạn có thể ăn những thức ăn ở dạng lỏng như cháo thịt bò, súp gà và ăn nóng. Bên cạnh đó uống nhiều nước đậu xanh, nước có nhiều vitamin…Như vậy các món ăn này cung cấp calo, bổ sung năng lượng cho cơ thể nhanh phục hồi. 

Lưu ý: không ăn những thức ăn để lâu, quá lạnh, đồ chiên xào quá nhiều dầu mỡ vì chúng làm các bạn sẽ càng ho và đau rát cổ họng hơn.

3.5. Sử dụng nước muối, nước muối sinh lý

Đây là một phương pháp cực đơn giản để giảm đau khi cảm. Muối có tính sát khuất, sát trùng nên giúp làm dịu cơn đau họng, kháng viêm và bảo vệ khoang miệng rất tốt. Súc miệng 2 lần ngày với nước muối còn giúp giữ vệ sinh răng miệng hiệu quả. Nên súc với nước muối ấm nóng. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với nước muối sinh lý làm sạch mũi, rửa mũi thường xuyên giúp lỗ mũi bạn dễ dàng xì ra nước mũi, thông thoáng và dễ chịu hơn. 

3.6. Tăng độ ẩm không khí tại nơi sống

Khi không khí khô sẽ tạo điều kiện cho virus tồn tại lâu hơn, tăng nguy cơ lây lan. Các bạn hãy tăng độ ẩm không khí để làm các cơ quan hô hấp dễ chịu, thoải mái hít thở. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun sương, sử dụng bếp hơi hoặc sử dụng máy xông tinh dầu. 

Môi trường xung quanh cũng cần phải dọn dẹp cẩn thận, tránh nấm mốc, công trùng gây hại. Có thể kết hợp với sản phẩm tinh dầu khuynh diệp ngâm củ nén Mệ Đoan, để giúp thanh lọc không khí, giúp không khí xung quanh bạn mang hương thơm dễ chịu.

Tinh dầu khuynh diệp ngâm củ nén có công dụng hỗ trợ điều trị được cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, ho,… bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa cảm lạnh, nhiễm lạnh. Đặc biệt, sản phẩm dùng được cho trẻ nhỏ trên 3 tháng tuổi, một trong những cách chữa cảm lạnh cho bé an toàn tuyệt đối. 

cach-chua-cam
Chữa cảm bằng tinh dầu khuynh diệp ngân củ nén Mệ Đoan

3.7. Dùng thuốc giảm cảm cúm

Nếu các triệu chứng khi bị cảm cúm trở nặng hơn như sốt cao liên tục, ho hen và long đờm thì hãy nên mua thuốc kê theo đơn từ bác sĩ, các loại thuốc giảm sốt, tan đờm, kháng histamin giúp bạn giảm cơn sốt cao, khô mũi, giảm sổ mũi sụt sịt khi đang nhiễm bệnh.

4. Những cách phòng bị cảm đơn giản

4.1. Giữ vệ sinh cá nhân và vật dụng xung quanh

Hãy làm sạch các vật dụng nhiều người dùng vào như lò vi sóng, tay nắm cửa, lang can… bằng chất tẩy rửa tốt, thường xuyên và ít nhất 1 lần/tuần. Về cá nhân, phải giữ vệ sinh sạch sẽ.  Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt xì. Thường xuyên rửa tay, sát khuẩn trước và sau khi ăn. Không dây tay vào mắt, mũi miệng vì như vậy vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. 

4.2. Tham khảo các cách sử dụng tinh dầu phòng cảm

Có rất nhiều loại tinh dầu trên thị trường hiện nay như tinh dầu tràm, quế, xạ hương, tinh dầu bạc hà… có tác dụng rất tốt để sử dụng phòng và điều trị cảm.

cach-chua-cam
Phòng và chữa cảm bằng Tinh dầu tràm Mệ Đoan

Hôm nay, Mệ Đoan gửi đến các bạn một dòng sản phẩm cực kỳ an toàn sử dụng cho cách chữa cảm lành tại nhà hiệu quả. Tinh dầu tràm Mệ Đoan, 100% có thành phần tự nhiên, không hóa chất, tạp chất pha loãng. Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, nghẹt mũi, long đờm.. Có tính kháng khuẩn cực tốt cùng với hoạt chất α-Terpineol gây ức chế được một số virus như H1N1,.. Tinh dầu tràm Mệ Đoan có công dụng phòng cảm lạnh, gió máy và tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể bé. Không chỉ dừng lại ở đó, sản phẩm còn giúp xua đuổi côn trùng, muỗi  và trị các vết cắn làm da sưng, ngứa. Đặc biệt an toàn cho trẻ sơ sinh, những người phụ nữ sau sinh và thai phụ. Có nhiều cách dùng, giúp các bạn cách chữa cảm lạnh cho bé như xoa bóp, bôi lên cổ, ngực bé. Pha tắm với nước ấm và xông bằng đèn tinh dầu. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây. 

4.3. Tiêm vắc xin 

Với một người trưởng thành, khả năng nhanh hết bệnh và phục hồi khá nhanh. Tuy nhiên, đối với trẻ em khi tìm cách chữa cảm lạnh cho bé phải cực kỳ lưu ý vì trẻ còn nhỏ và dễ gặp biến chứng gây nguy hiểm. Chính vì vậy, các bạn có trẻ nhỏ cần thường xuyên tiêm phòng vắc xin. Đây là phương pháp mà có hiệu quả hơn hết giúp trẻ hạn chế bị cảm cúm và giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Nên tiêm phòng vắc xin cúm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng cho đến 8 tuổi và cần tiêm nhắc lại hàng năm.