5 cách chữa bị nghẹt mũi đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ.

Có những cách chữa bị nghẹt mũi nào hiệu quả? Từ trước đến nay, khi mắc phải một vấn đề về tai mũi họng luôn khiến chúng ta khó chịu. Đặc biệt là bị nghẹt mũi, bởi vì chúng ta vốn sống với việc thở bằng mũi. Khi bị nghẹt và khó thở thật sự gây khó chịu phai phải không nào. Hôm nay Mệ Đoan sẽ chỉ cho các bạn 7 cách chữa bị nghẹt mũi nhanh chóng hiệu quả nhất nhé!

1. Tại sao phải tìm cách chữa bị nghẹt mũi?

Cơ thể chúng ta luôn luôn phải thở qua mũi để  trao đổi khí, cung cấp oxy và loại bỏ CO2. Khi mũi bị nghẹt, chúng ta thường sẽ thở bằng miệng. Điều này dễ gây ra tình trạng khi ngủ sẽ ngáy, ngoài ra còn gây nên nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày như mệt mỏi, khó ngủ, uể oải ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn. Đặc biệt là trẻ nhỏ, nghẹt mũi gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, bữa ăn, và khó tập trung học tập. Tìm cách chữa bị nghẹt mũi nhanh chóng để giúp sức khỏe bạn không bị ảnh hưởng. Giúp bạn thỏa mái làm việc và sinh hoạt bình thường phải tốt hơn không nào.

2. Nguyên nhân gây ra sổ mũi nghẹt mũi kéo dài

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi tuy nhiên đa số là lành tính. Có thể do bụi bẩn nhiều trong môi trường sống như khói bụi của xe cộ, khói thuốc lá… gọi là viêm mũi dị ứng. Cảm cúm và cảm lạnh cũng là 1 nguyên nhân hay xảy ra bị nghẹt mũi vì thời tiết thay đổi, cơ thể chưa thích ứng kịp, các loại virus gây kích ứng mũi đây cung là nguyên nhân gây viêm xoang. Thường khi nghẹt mũi sẽ kèm theo hắt hơi, đau cổ họng, ho khan hoặc bị sốt. Ta nên sớm tìm cách chữa bệnh nghẹt mũi để tình trạng này nhanh chóng kết thúc và không gây ra hậu quả xấu.

 

cach chua bi nghet mui
cach chua bi nghet mui

3. Các cách chữa bị nghẹt mũi nhanh chóng, hiệu quả .

3.1. Cách chữa bị nghẹt mũi bằng tỏi.

Có thể các bạn đã biết rằng tỏi có nhiều công dụng, không những dùng làm gia vị khi nấu ăn còn dùng để đuổi muỗi, giải cảm… ngoài những công dụng trên, củ tỏi còn có tác dụng đặc biệt khác chữa sổ mũi, nghẹt mũi.

Tỏi chứa allicin và sordinin, đây là chất kháng virus và kháng khuẩn gây bệnh. Không những vậy, tỏi còn kháng viêm giúp giảm sưng, đau mũi khi viêm. Tuy nhiên, cần biết cách sử dụng đúng để tránh trường hợp bị kích ứng hay nhiễm trùng. Có thể sử dụng theo các cách sau:

  • Xông hơi với tỏi: cách chữa bị nghẹt mũi này khá đơn giản, chỉ cần đun sôi nước thêm vào 3 – 5 tép tỏi đã đập dậy hay giã nát. Sau đó dùng khăn hoặc mảnh vải to trum kín, hít hơi tỏi bốc lên. 
  • Hít tỏi chữa nghẹt mũi: Đập dập tỏi và cho vào ly nước nóng, để yên vài phút và sau đó đưa gần lại mũi và hít thở sâu. 
  • Ăn tỏi kết hợp với mật ong: mật ong cũng có những chất kháng khuẩn, kháng viêm. Chỉ cần kết hợp cả hai với nhau và ăn trước các bữa ăn.

Cách chữa bị nghẹt mũi bằng tỏi này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi. Lăp đi, lặp lại 2 lần trong ngày sẽ làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả. 

3.2. Uống trà gừng tươi chanh mật ong để chữa bị nghẹt mũi.

cach chua bi nghet mui
Uống trà chanh gừng mật ong

Gừng được sử dụng phổ biến không những trong chế biến món ăn còn dụng cả trong chữa trị sức khỏe như ốm nghén, cảm cúm, đau bụng kinh… với mùi vị khá hăng và cay nồng, gừng có hoạt chất gingerol tạo ra mùi thơm riêng biệt, có thể kháng viêm. Gừng kết hợp với mật ong là một cách chữa bị nghẹt mũi hiệu quả. Chỉ cần pha gừng tươi cùng với chanh và mật ong sẽ tạo ra một ly nước thơm ngon dễ uống, hỗ trợ kháng viêm, giảm viêm, giảm kích ứng niêm mạc.

Lưu ý không dùng quá nhiều chanh và mật ong vì như vậy mùi vị của gừng bị lấn ác và không tạo ra tác dụng tối đa.

3.3. Xông mũi bằng tinh dầu thiên nhiên.

Cách chữa bị nghẹt mũi bằng tinh dầu cũng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để lựa chọn một sản phẩm tinh dầu tự nhiên không hóa chất, không tạp chất thì vẫn là vấn đề nan giải. Các bạn có thể tham khảo tinh dầu sả Mệ Đoan, 100% chiết xuất từ thiên nhiên để an tâm sử dụng nhé.

cach chua bi nghet mui
sửa dụng tinh dầu sả Mệ Đoan để chữa bị nghẹt mũi

Có nhiều cách để xông mũi bằng tinh dầu, trong đó xông bằng nước ấm khá nhanh chóng và dễ thực hiện. Chỉ cần 1 ly nước nóng (75 – 80 độ), nhỏ 3 -5 giọt tinh dầu sả vào và sau đó trùm kín để hơi nước không phân tán ra không khí quá nhiều. Hít thở sâu, tinh dầu cùng hơi nước sẽ giúp làm sạch, thông thoáng khoang mũi. 

Tinh dầu sả không chỉ hỗ trợ trị nghẹt mũi còn có nhiều công dụng khác như: đuổi muỗi và côn trùng,khử mùi, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi giúp tinh thần thỏa mái…

3.4. Cách chữa nghẹt mũi một bên bằng nước muối sinh lý

Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%, đây là nước muối đẳng trương, nó tương đương so với nồng độ dịch của cơ thể. Nên tránh được cảm giác đau sót, kích ứng niêm mạc.

Đây là phương pháp khá phổ biến, không những chữa nghẹt mũi còn để vệ sinh khoang mũi sạch sẽ, loại đi bụi bẩn tích tụ, giảm sự kích ứng, hỗ trợ trong quá trình hô hấp…

Các bước thực hiện đúng như sau:

  • Sử dụng bình xịt có vòi nhỏ, có thể phun sương
  • Nghiên 45 độ về bồn rửa, xịt vào mũi phía trên, như vậy nước muối có thể chảy sang mũi dưới và rơi vào bồn rửa mặt. Trong quá trình không được ngửa đầu ra sau
  • Xì nhẹ mũi để nước và gỉ mũi sạch hoàn toàn. Lặp lại 1 vài lần.

Lưu ý, không được quá lạm dụng thường xuyên và nên sử dụng theo đúng cách hướng dẫn. Các bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng đúng quy trình tại đây.

3.5. Dùng thuốc xịt thông mũi

Nếu bệnh vì dị ứng thời tiết, cảm thông thường có thể lựa chọn thuốc xịt mũi để làm giảm nhanh triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Đây là sản phẩm dễ sử dụng, tiện lợi và hiệu quả nhanh. Có thể tham khảo thuốc xịt mũi Thuốc Otrivin, có công dụng nhanh sau khi nhỏ và kéo dài trong nhiều giờ. Thuốc dung nạp hiệu quả và không gây tổn thương ngay cả ở những bệnh nhân có màng nhày nhạy cảm.

Lưu ý, tùy vào thể trạng, độ tuổi mà sử dụng sản phẩm. Không quá lạm dụng vì sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn như tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt.. Nếu không thấy hiệu quả, các bạn vẫn nên tìm đến bác sĩ thăm khám để đảm bảo an toàn. 

cach chua bi nghet mui
Dùng thuốc xịt mũi

4. Nghẹt mũi kéo dài có nguy hiểm không?

Sau khi sử dụng các cách chữa bị sổ mũi nghẹt mũi, nếu vẫn không thấy hiệu quả và tình trạng này vẫn kéo dài liên tục 3 tuần. Không có dấu hiệu ngừng, nguy cơ lớn là các bạn bị nghẹt mũi mãn tính hay các bệnh án nặng khác. Hãy nhanh chóng tìm bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý của mình. Như vậy sẽ giúp các bạn lấy lại sức khỏe, không phải lo lắng về vấn đề này nữa nhé.