Giải đáp: Trẻ uống dầu tràm có sao không?

Tinh dầu tràm từ lâu đã được các mẹ ưa thích sử dụng cho các con mình vì tinh dầu tràm có nhiều công dụng tuyệt vời. Tinh dầu tràm có rất nhiều cách để sử dụng như: massage, tắm, xông hơi, bôi vào vết muỗi cắn,… Thế nhưng nhiều người vẫn đang thắc mắc “trẻ uống dầu tràm có sao không?”. Để giải đáp thắc mắc này mời mọi người cùng đọc bài viết dưới đây!

Tinh dầu tràm có uống được không?

Với câu hỏi “tinh dầu tràm có uống được không”, theo chuyên gia tinh dầu tràm chỉ nên được sử dụng trên da và không khuyến khích sử dụng dầu tràm để uống. Vì nó có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn chỉ được sử dụng qua đường uống khi có sự tư vấn và chỉ dẫn của các chuyên gia, bác sĩ.

Nhưng đối với tinh dầu tràm trà, có thể dùng để uống được. Bạn chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt vào 200ml nước ấm rồi uống. Cách này giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Tuyệt đối không nên lạm dụng, uống quá nhiều tinh dầu tràm.

trẻ uống dầu tràm có sao không
Tinh dầu tràm có uống được không?

Tinh dầu tràm chứa các hợp chất hóa học có thể gây kích ứng da và độc hại nếu lỡ uống nhầm tinh dầu tràm. Đối với những trường hợp uống nhầm tinh dầu tràm với một liều lượng lớn có thể gây ức chế tuần hoàn máu và hô hấp, dẫn đến các tình trạng nguy kịch như: ngừng tim, ngừng thở và thậm chí gây tử vong. Những người mang bệnh: sốt cao, lở ngứa, táo bón hoặc tăng huyết áp nên tránh sử dụng tinh dầu tràm.

Trong trường hợp, bạn gặp người bị ngộ độc tinh dầu tràm, việc xử lý nhanh chóng và đúng cách rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe của họ. Đầu tiên, bạn cần giữ bình tĩnh và tìm cách làm nôn để loại bỏ chất độc hại khỏi dạ dày. Sau đó, bạn lập tức đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu để giảm thiểu hậu quả và đối phó với tình trạng khẩn cấp. 

Trong trường hợp người bị ngộ độc đã mất ý thức hoặc gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng khác thì cần phải thực hiện hồi sức cấp cứu và đưa vào cấp cứu ngay lập tức để bảo vệ tính mạng.

Trẻ uống dầu tràm có sao không?

Dầu tràm được các mẹ sử dụng để phòng ngừa ho, nghẹt mũi, bôi vào vết côn trùng cắn và giữ ấm cơ thể cho trẻ. Thế nhưng, vẫn có nhiều trường hợp trẻ uống nhầm tinh dầu tràm dẫn đến tình trạng nguy kịch. Vì dầu tràm có các hợp chất có thể gây hại cho trẻ khi nuốt vào cơ thể vì cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ để xử lý và loại bỏ các chất này. Thế nên mẹ tuyệt đối không để trẻ uống dầu tràm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Những lý do khiến trẻ uống nhầm tinh dầu tràm

Nhiều lý do dẫn đến trẻ uống nhầm tinh dầu tràm, một trong số lý do kể đến như sau:

  • Do sự bất cẩn của người lớn thường là ông bà lớn tuổi ở nhà trông trẻ, họ không phân biệt được thuốc ho, thuốc cảm hay siro nên dẫn đến việc nhầm lẫn làm cho trẻ uống nhầm tinh dầu tràm.
  • Để trẻ tự lấy tự lấy thuốc uống mà không có sự giám sát của người lớn nên đây cũng là lý do khiến trẻ lấy nhầm tinh dầu tràm để uống.
  • Chai dầu tràm không có nhãn hiệu hoặc ghi chú tên sản phẩm nên dễ lấy nhầm
  • Lấy vỏ chai thuốc khác để đựng tinh dầu tràm mà không gỡ bỏ nhãn mác của chai thuốc cũ
  • Để chai dầu tràm ở gần khu vực trẻ hay vui đùa và trong tầm tay của trẻ em.
  • Để lẫn chai dầu tràm vào khu vực nước uống của trẻ, làm trẻ không phân biệt được nên uống nhầm tinh dầu tràm.

Và còn rất nhiều lý do khác khiến trẻ uống nhầm tinh dầu tràm ngoài ý muốn.

trẻ uống dầu tràm có sao không
Những lý do khiến trẻ uống nhầm tinh dầu tràm

Trẻ uống nhầm tinh dầu tràm sẽ có biểu hiện gì?

Trẻ uống nhầm tinh dầu tràm thường sẽ có những biểu hiện sau đây, mẹ nên lưu ý để xử lý kịp thời cho trẻ:

  • Triệu chứng đầu tiên mẹ dễ dàng nhận biết đó là trẻ bị đau bụng, nôn mửa, xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và da trẻ sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Mẹ có thể nhận biết nhanh nhất qua hơi thở của trẻ, hơi thở sẽ có mùi tinh dầu tràm.
trẻ uống dầu tràm có sao không
Trẻ uống nhầm tinh dầu tràm sẽ có biểu hiện gì
  • Một số triệu chứng nặng hơn như là trẻ cảm thấy khó thở, tím tái… vì đã nuốt phải lượng lớn dầu tràm. Trong trường hợp này mẹ đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời trẻ sẽ bị rơi vào tình trạng hôn mê dẫn đến nguy kịch.

Làm gì khi trẻ uống nhầm tinh dầu tràm?

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ, nhà có con trẻ lỡ uống nhầm tinh dầu tràm, thì điều đầu tiên bạn cần phải giữ bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cứu kịp thời. Đây là trường hợp khẩn cấp cần phải có sự can thiệp của người lớn, vì thế không nên hoảng loạn sẽ càng làm mất thêm thời gian cũng như bỏ quên mất giai đoạn sơ cứu cho trẻ. Đầu tiên, cần phải kiểm tra tình trạng của trẻ và xác định mức độ tiếp xúc với dầu tràm.

Trong trường hợp, trẻ vẫn còn trong tình trạng tỉnh táo và có thể nói chuyện thì bạn nhanh chóng giúp trẻ nôn hết tinh dầu tràm đã uống bằng cách móc họng để trẻ có thể nôn ra. Móc họng là phương pháp cứu chữa nhanh nhất để loại bỏ tinh dầu tràm ra khỏi dạ dày trẻ. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận và  không gây tổn thương cho niêm mạc họng trong quá trình móc họng để trẻ nôn ra. 

trẻ uống dầu tràm có sao không
Làm gì khi trẻ uống nhầm tinh dầu tràm

Tiếp theo, cho trẻ uống thật nhiều nước ấm để nước pha loãng được tinh dầu trong dạ dày. Vì tinh dầu được chiết xuất từ lá, thân, cành của cây tràm gió và trong quá trình sản xuất đã loại bỏ hoàn toàn tạp chất để có thể tạo ra một sản phẩm tinh khiết nên mức độ đậm đặc rất cao. Do đó, dùng nước để pha loãng tinh dầu và tiếp tục móc họng để trẻ nôn ra số tinh dầu còn lại. 

Tuy nhiên, thực hiện các biện pháp sơ cứu này sẽ gặp khó khăn với các trẻ còn nhỏ tuổi chưa hiểu biết hết những việc phải làm. Gặp phải tình trạng trẻ đang trong tình trạng không tỉnh táo, lơ mơ hoặc không nói chuyện được thì việc sơ cứu còn gặp khó khăn nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn cần phải kiên nhẫn, tránh việc nóng nảy sẽ làm cho sự việc tiến triển theo chiều hướng xấu đi. 

Cách sơ cứu này chỉ có thể giúp đẩy một lượng ít tinh dầu tràm ra khỏi dạ dày và giảm bớt được các tác hại của thành phần sát khuẩn cũng như đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nhanh nhất. Vì thế, sau khi sơ cứu xong bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bãi sĩ điều trị tiếp theo. 

Những lưu ý khi sử dụng dầu tràm

Mặc dù dầu tràm có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng bạn cần phải sử dụng đúng cách thì dầu tràm mới phát huy hết công dụng. Vì thế bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng dầu tràm nhé!

  • Nên sử dụng với liều lượng vừa đủ: Vì dầu tràm được chiết xuất từ thân, lá, cành cây tràm và trong quá trình sản xuất đã loại bỏ hoàn toàn tạp chất để tạo ra sản phẩm tinh khiết nên mức độ đậm đặc rất cao. Do đó, khi sử dụng dầu tràm nên sử dụng với lượng vừa đủ không sử dụng quá nhiều tránh gây bỏng rát da hoặc kích ứng da.
  • Thử phản ứng với một vùng nhỏ trên da: Khi sử dụng dầu tràm cho trẻ em, bạn cần lưu ý nên thử với một vùng nhỏ của da trước để đảm bảo không có phản ứng kích ứng. Nếu bạn thấy da trẻ xuất hiện các vết nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc sưng thì hãy dừng sử dụng và rửa lại với nước.
  • Tránh sử dụng với vùng da nhạy cảm: Trẻ em có làn da nhạy cảm hơn so với người lớn, vì thế nên tránh sử dụng với các vùng da nhạy cảm như: cổ, mặt, mũi, đầu, bẹn,… Thay vào đó, bạn có thể bôi vào lòng bàn tay, lòng chân hoặc khăn quàng cổ của trẻ để giữ ấm cho trẻ.
  • Sử dụng khi cần thiết: Bạn chỉ nên sử dụng dầu tràm khi cần thiết và phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng quá nhiều. Sử dụng dầu tràm quá nhiều có thể gây kích ứng da hoặc dị ứng.

Vậy là vấn đề “trẻ uống dầu tràm có sao không ?” đã được Mệ Đoan giải đáp đầy đủ. Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng sử dụng tinh dầu tràm, từ đó có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình của mình. Điều quan trọng là phải chọn lựa một nguồn cung tinh dầu đáng tin cậy để đảm bảo rằng bạn sẽ mua được sản phẩm chất lượng, từ đó tránh được các tác động tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ cửa hàng: 31 Phú Lộc 7, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng

Số điện thoại:098 450 51 52

Email: cskh.so@medoan.vn

Trang Fanpage: Dược liệu thiên nhiên Mệ Đoan

Shopee: Mệ Đoan Official