Bỏ túi ngay 7 mẹo trị vết muỗi đốt đơn giản tại nhà

Thời tiết giao mùa là điều kiện lý tưởng để muỗi sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Muỗi không chỉ là mối đe dọa đến sức khỏe của gia đình chúng ta mà vết muỗi đốt còn gây sưng đỏ, ngứa ngáy. Đặc biệt, với làn da của trẻ nhỏ, các vết đốt có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, bài viết dưới đây Mệ Đoan sẽ chia sẻ cho các mẹ 7 mẹo trẹo muỗi đốt đơn giản tại nhà nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị muỗi đốt nhiều hơn người lớn?

Trẻ nhỏ thường bị muỗi đốt nhiều hơn người lớn do một số nguyên nhân sau đây:

  • Mùi hương cơ thể: Trẻ em có làn da mỏng hơn so với người lớn, độ dày da chỉ khoảng 20 – 30%. Chính vì có làn da mỏng nên mùi hương cơ thể và mồ hôi có thể dễ dàng phát ra thu hút muỗi lại gần bé. Bên cạnh đó, hương thơm như axeton, mỡ hữu, acid lactic trong mồ hôi tạo nên nên mùi hương hấp dẫn muỗi lại chúng ta.
  • Nhiệt độ cơ thể: Muỗi định vị đối tượng thông qua nguồn nhiệt và CO2 của con người. Do đó, những người có nhiệt độ cơ thể cao hơn sẽ dễ bị muỗi cắn như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,…
  • Màu sắc quần áo: Mặc đồ tối màu hoặc mặc quần áo màu đen cũng được cho là một trong số nguyên nhân khiến muỗi đốt. Vì thế, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo sáng màu để tránh muỗi đốt nhé.
Mặc quần áo sáng màu hạn chế bị muỗi đốt
Mặc quần áo sáng màu hạn chế bị muỗi đốt
  • Nhóm máu: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng muỗi bị thu hút bởi những người có nhóm máu O. Vì vậy, trẻ mà có nhóm máu O sẽ dễ bị muỗi đốt hơn.
  • Trẻ chưa biết cách bảo vệ bản thân: Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi muỗi như người lớn. Trẻ thường không nhận biết được muỗi đang đốt để đuổi đi.
trẻ chưa biết cách  tự vệ bản thân khỏi muỗi đốt
trẻ chưa biết cách tự vệ bản thân khỏi muỗi đốt

Tuy nhiên, các nguyên nhân trên chỉ là một trong những các yếu tố nhỏ khiến chúng ta bị muỗi cắn. Các yếu tố khác như môi trường, mùi hương, cấu trúc gen di truyền hay thời tiết cũng là các nguyên nhân khiến ta bị muỗi đốt nhiều hơn.

Tại sao muỗi đốt lại gây ngứa?

Khi muỗi đốt chúng ta, muỗi sẽ chọc vòi vào da để hút máu. Khi muỗi hút máu, tuyến nước bọt của muỗi sẽ tiết ra một loại dịch giúp việc hút máu trở nên dễ dàng hơn. Nước bọt của muỗi chứa chất kháng đông làm loãng máu người để muỗi có thể hút máu dễ hơn.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết các protein và enzyme lạ trong nước bọt của muỗi là tác nhân ngoại lai và kích hoạt phản ứng phòng vệ bằng cách giải phóng histamin. Histamin làm giãn các mạch máu, tăng lưu lượng máu đến khu vực bị đốt, gây ra sưng tấy và đỏ da, đồng thời kích thích các dây thần kinh trong da, tạo ra cảm giác ngứa ngáy. 

Hầu hết các vết muỗi đốt sẽ là những nốt nhỏ tròn, nổi lên trên bề mặt da và có màu hồng. Đôi khi, mẹ có thể thấy một chấm nhỏ ở trung tâm vết đốt đó là nơi vòi muỗi đã chọc vào da để hút máu.

Tại sao muỗi đốt lại gây ngứa
Tại sao muỗi đốt lại gây ngứa

Muỗi đốt có nguy hiểm không?

Muỗi đốt không chỉ gây ngứa ngáy và khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Muỗi là loại côn trùng có thể truyền bệnh nguy hiểm, mang vi khuẩn, vi rút trong nước bọt của chúng rồi truyền bệnh qua cơ thể người qua những vết muỗi đốt. Một số loại bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra:

  • Sốt rét
  • Sốt xuất huyết
  • Viêm não Nhật Bản
  • Sốt vàng da
  • Vi rút Zika

Những bệnh này có thể gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng.  Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng nghiêm trọng với vết muỗi đốt dẫn đến sưng tấy, ngứa dữ dội và trong đã có trường hợp hiếm gặp bị sốc phản vệ. 

Muỗi đốt có nguy hiểm không
Muỗi đốt có nguy hiểm không

Mẹo trị vết muỗi đốt đơn giản tại nhà

Trị vết muỗi đốt bằng đá lạnh

Sử dụng đá lạnh là cách hiệu quả để giảm sưng và làm dịu da khi bị muỗi đốt. Tuy nhiên, mẹ không nên đặt trực tiếp đá lạnh lên da trẻ để tránh gây bỏng lạnh. Hãy bọc viên đá trong khăn hoặc dùng túi chườm và áp lên vết muỗi đốt trong vài phút. Lặp lại quá trình này nhiều lần sẽ giúp giảm ngứa ngáy.

Trị vết muỗi đốt bằng đá lạnh
Trị vết muỗi đốt bằng đá lạnh

Sử dụng mật ong 

Mẹ lấy một ít mật ong rồi thoa lên vết cắn. Mật ong có tính kháng viêm và kháng khuẩn nên giúp giảm ngứa và giảm sưng rất hiệu quả. 

Trị vết muỗi đốt bằng nha đam

Nha đam có tính kháng viêm và làm mát nên khi đắp nha đam lên vết muỗi đốt sẽ làm dịu da đang bị sưng nhanh chóng.

Hành tây

Hành tây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng giảm sưng và ngứa do muỗi cắn. Cắt một lát hành tây và đặt lên vết cắn trong vài phút sau đó rửa lại với nước sạch. Vết muỗi đốt sẽ giảm sưng và bớt ngứa trong thời gian ngắn. 

Trị vết muỗi đốt bằng hành tây
Trị vết muỗi đốt bằng hành tây

Giấm táo

Giấm táo có tính kháng khuẩn và giảm cảm giác bỏng rát. Với những vết cắn nhỏ, mẹ có thể nhỏ trực tiếp giấm táo lên. Nếu có nhiều vết cắn, hãy ngâm da trong nước ấm pha giấm táo để giảm ngứa.

Trị vết muỗi đốt bằng baking soda

Trộn một muỗng baking soda với ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt, sau đó thoa lên vết cắn khoảng 10 phút và rửa sạch với nước. Baking soda sẽ giúp giảm ngứa và sưng hiệu quả.

Trị vết muỗi đốt bằng cao đuổi muỗi Ola Papi

Mặc dù đây là sản phẩm đuổi và phòng tránh muỗi đốt nhưng cao đuổi muỗi Ola Papi còn có thể giúp làm giảm sưng, giảm ngứa vết muỗi đốt rất tốt. Bởi vì thành chính trong cao đuổi muỗi là tinh dầu sả chanh và tinh dầu tràm gió có tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm xẹp vết muỗi muỗi đốt nhanh chóng. 

Sử dụng cao đuổi muỗi Ola Papi trị vết muỗi đốt
Sử dụng cao đuổi muỗi Ola Papi trị vết muỗi đốt

>> Xem thêm: 13+ cách đuổi muỗi tự nhiên an toàn, nhanh chóng, hiệu quả

Phòng muỗi đốt như thế nào?

Muỗi là loài côn trùng có thể lây lan các bệnh nguy hiểm cho con người vì vậy việc phòng chống muỗi là cực kỳ quan trọng để tránh bị muỗi đốt. Để phòng chống muỗi đốt, mẹ có thể áp dụng các biện pháp như ngăn chặn sự phát triển của muỗi và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của muỗi. Dưới đây là một số cách hiệu quả để mà mẹ có thể thực hiện để bảo vệ bé yêu:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là những nơi chứa nước để tránh muỗi có điều kiện sinh sản
  • Sử dụng màn ngủ chống muỗi vào ban ngày và ban đêm
  • Cho trẻ mặc quần áo tay dài, sáng màu
  • Dùng tinh dầu đuổi muỗi hoặc dùng vợt điện diệt muỗi
  • Tránh cho trẻ chơi gần khu vực có cây cối um tùm, nơi ao tù, nước đọng
  • Tiêu diệt lăng quăng bằng cá bảy màu
  • Bôi cao đuổi muỗi Ola Papi cả ngày. Sản phẩm giúp phòng và tránh muỗi đốt đến 4 giờ.
Phòng muỗi đốt như thế nào
Phòng muỗi đốt như thế nào

Trẻ em là người có làn da nhạy cảm hơn người lớn nên vết muỗi đốt có thể trầm trọng hơn rất nhiều. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ bị muỗi tấn công và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn. Thường thì các vết đốt muỗi sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Để giảm đau và giảm ngứa từ những vết muỗi đốt này, các mẹ có thể áp dụng những mẹo nhỏ mà Mệ Đoan đã gợi ý nhé.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ cửa hàng: 31 Phú Lộc 7, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng

Số điện thoại:098 450 51 52

Email: cskh.so@medoan.vn

Fanpage: Dược liệu thiên nhiên Mệ Đoan

Shopee: Mệ Đoan Official